Điểm danh những triệu chứng bệnh glocom dễ nhận biết nhất

Glocom là căn bệnh về Mắt nguy hiểm, khả năng dẫn tới mù lòa và không thể chữa khỏi cao. Ở Việt Nam, do đặc điểm cấu tạo của mắt mà thể bệnh glocom góc đóng xuất hiện nhiều hơn bệnh glocom góc mở. Dưới đây là những triệu chứng bệnh glocom.

1. Triệu chứng bệnh glocom lâm sàng

Triệu chứng bệnh glocom thường điển hình là mắt đau nhức dữ dội, nhìn đèn thấy quầng xanh quầng đỏ, nhìn mờ nhiều đôi khi chỉ còn thấy sáng tối. Mắt co quắp khó mở mắt, chảy nước mắt nhiều và sưng đỏ.

Bệnh glocom (cườm nước, tăng nhãn áp) do có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân bệnh glocom khác nhau do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh.

Bệnh glôcôm góc đóng là thể bệnh hay gặp ở Việt Nam và châu Á

Bệnh glocom góc đóng là thể bệnh hay gặp ở Việt Nam và châu Á

Bệnh glocom góc đóng biểu hiện thường cấp tính với các triệu chứng rất điển hình các bệnh glocom góc mở thường khó nhận biết nên thường bị bỏ qua đến giai đoạn rất muộn.

Các triệu chứng trên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác trầm trọng không thể hồi phục.

2. Triệu chứng bệnh glocom thực thể

Để chẩn đoán xác định bệnh glocom cần phải khám và đánh giá rất nhiều thông số sau:

- giác mạc to: đường kính ngang của giác mạc trẻ sơ sinh khoảng 10 - 10,5 mm và tăng thêm 0,5 - 1 mm sau 1 năm. Trong năm đầu nếu đường kính ngang lớn hơn 12 mm là dấu hiệu bệnh glocom.

- Giác mạc phù: Phù biểu mô giác mạc đơn thuần do tăng nhãn áp Bệnh tiến triển kéo dài có thể gây phù nhu mô giác mạc vĩnh viễn.

Triệu chứng bệnh glôcôm thường điển hình là mắt đau nhức dữ dội

Triệu chứng bệnh glocom thường điển hình là mắt đau nhức dữ dội

- Rạn màng Descemet (đường Haabs): Thường là đường ngang khi ở trung tâm hoặc song song rìa khi ở chu biên giác mạc. Triệu chứng này thường không có khi đường kính giác mạc dưới 12,5 mm hoặc sau 3 tuổi.

- Giãn củng mạc: Củng mạc mỏng và dãn làm tăng khả năng thấy được màng bồ đào bên dưới ở trẻ sơ sinh và tạo nên củng mạc có màu xanh. Sự biến đổi của củng mạc có thể xảy ra cho đến hi trẻ 10 tuổi.

- Chiều dài trục nhãn cầu bất thường: trẻ sơ sinh có chiều dài trục nhãn cầu 17,5 - 20 mm, và đạt 22 mm lúc được 1 tuổi. Trong glocom bẩm sinh chiều dài trục nhãn cầu tăng gây cận thị trục tiến triển.

Khi có những triệu chứng bệnh glôcôm nêu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt

Khi có những triệu chứng bệnh glocom nêu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt

- Nhãn áp: trẻ sơ sinh có nhãn áp trung bình là 11,4 ± 2,4 mmHg, trẻ dưới 1 tuổi có giới hạn trên của nhãn áp bình thường là 21 mmHg. Nhãn áp trên 25 mmHg được coi là dấu hiệu chẩn đoán bệnh.

Khi có những triệu chứng bệnh glocom nêu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời. Đồng thời, cần khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm bệnh glocom.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật