Phẩy khuẩn tả là gì? Phẩy khuẩn tả và mối quan hệ với bệnh tả

Phẩy khuẩn tả là gì?

Phẩy khuẩn tả (vibrio cholerae hay Kommabacillus) là vi khuẩn gram âm có hình dạng giống như những chiếc roi, chiếc gậy uốn cong. Có lẽ vì thế mà chung ta nhìn giống như dấu phẩy vi khuẩn này gây tiêu chảy cho người.

Nguồn gốc của phẩy khuẩn tả

Phẩy khuẩn tả có thể tồn tại trong nhiều loại động vật sống ở các vùng nước ngọn, nước lợ và nước mặn, đặc biệt là trong tôm, cua, ốc, hến, sò... Nghiên cứu dịch tể cho thấy dịch do phẩy khuẩn tả thường bùng phát vào thời gian sinh sản mạnh của các động vật này. Do đặc điểm đó người ta xếp bệnh vào nhóm các bệnh lây truyền "đặc biệt" của động vật và người.

Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập, phẩy khuẩn tả cư trú trong đường tiêu hoá và gây hại cho người theo một cơ chế phức tạp. Trong đường ruột của người, phẩy khuẩn bám vào các lông nhung thành ruột và tiết độc tố bao gồm hai tiểu phần A và B.

Tỷ lệ về lượng được tiết ra của hai tiểu thành phần là 1:5. Tiểu phần B kết hợp và đồng hóa tiểu phần A tạo thành tiểu phần A1. Dạng biến đổi A1 xúc tác quá trình hóa học làm tăng cường tổng hợp AMP vòng (cAMP) dẫn đến sản xuất "ồ ạt" dịch thể và chất điện giải gây tiêu chảy

Phẩy khuẩn tả là nguyên nhân gây tiêu chảy

Phẩy khuẩn tả là nguyên nhân gây tiêu chảy

Mối quan hệ giữa phẩy khuẩn tả và bệnh tả

Tả là bệnh có triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn vibrio cholerae xâm nhiễm vào đường ruột gây ra. Người nhiễm vi khuẩn có thể có các trường hợp sau:

- Nhiễm vi khuẩn nhưng không biểu hiện triệu chứng bệnh mà trở thành người mang trùng.

- Biểu hiện đi tiêu chảy dạng nhẹ

- tiêu chảy nặng

- tiêu chảy trầm trọng

Nguyên nhân bệnh tả

- Do uống nước hoặc ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn. Trong một vụ dịch, phân của người nhiễm vi khuẩn trở thành nguồn mang mầm bệnh và làm trầm trọng thêm tình trạng lây nhiễm nếu điều kiện vệ sinh kém.

- Vi khuẩn có thể tồn tại trong nhiều môi trường nước khác nhau. Ăn sống hay ăn tái các loại sò, ốc, hến, tôm, cua hoặc các sản phẩm được chế biến không đảm bảo từ những động vật này đều rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu điều kiện vệ sinh đảm bảo thì việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh không là yếu tố nguy cơ của bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật