Tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và dịch tiết

Dịch âm đạo (DAĐ) được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. DAĐ giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ.

DAĐ không chỉ giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, DAĐ còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng

DAĐ là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của bạn nữ xuất hiện khi đến tuổi dậy thì DAĐ là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.

DAĐ bình thường có màu trắng trong có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của nó thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, DAĐ thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, DAĐ thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít DAĐ vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.

Bên cạnh DAĐ sinh lý trong nhiều trường hợp DAĐ là biểu hiện của các bệnh lý đường sinh dục, khi đó gọi là khí hư Trong môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì vậy, các bạn nữ cần vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày. Bạn nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, cảm thấy dễ chịu.

Nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần (những ngày gần rụng trứng, khí hư ra nhiều hơn, bạn có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để thấm ẩm). Mỗi lần thay, bạn lại rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng rồi lau khô. Bạn cũng cần chú ý để phân biệt đâu là DAĐ sinh lý và đâu là khí hư bệnh lý.

Khi bị viêm nhiễm đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Khi đó bạn cần đi khám để điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật