Các bệnh dễ mắc phải do thói quen đeo tai nghe quá nhiều

Với những ai sử dụng tai nghe với âm lượng lớn thường xuyên sẽ dẫn tới những tổn thương thính giác cấp tính mà không có khả năng phục hồi lại được.

Bệnh nhiễm trùng tai

Nhiều người có thói quen sử dụng chung tai nghe với người khác. Đây là mối nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn vì chúng có thể làm lây nhiễm vi khuẩn giữa những người cùng dùng chung tai nghe với nhau vi khuẩn nấm sẽ có điều kiện từ ống tai người bệnh chuyển sang người khác và gây viêm nhiễm cho tai của bạn.

Suy giảm thính giác

Khi đeo tai phone, âm thanh sẽ được truyền trực tiếp vào tai. Nếu cường độ âm thanh khi dùng tai nghe không được vượt quá 90 đề-xi-ben. Bất kỳ âm thanh nào vượt quá ngưỡng trên cũng gây hại cho khả năng nghe của tai. Ngoài ra, không nên dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng.

Làm tắt nghẽn đường lưu thông của không khí

Để bạn có thể nghe được những âm thanh rõ ràng và đạt được chất lượng cao nhất, đa phần các tai nghe sẽ buộc phải bịt kín ống tai lại. Đây sẽ là nguyên nhân khiến cho lượng không khí lưu thông trong tai bị tắt nghẽn. Dễ làm cho tai bạn bị viêm nhiễm ráy tai xuất hiện nhiều và về lâu dài, có thể gây mất thính giác

Ảnh hưởng tiêu cực tới não

Tai nghe bao gồm cả loại nhét vào tai lẫn loại bao trùm tai sẽ sản xuất ra sóng điện tử được cho là có khả năng gây hại đến não bộ của con người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học hoặc kết quả nghiên cứu quy mô nào đủ sức chứng minh cụ thể về vấn đề này.

Nhưng những người thường sử dụng tai nghe mỗi ngày, dù dưới bất kỳ hình thức nào (nhét tai, trùm tai hay dạng bluetooth) đều có xu hướng mắc phải những rắc rối có liên quan đến não.

Cơn đau trong tai

Với những người sử dụng tai nghe quá thường xuyên phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ dội trong tai. Ngoài ra, bạn còn có thể nghe thấy những âm thanh khác lạ tựa như tiếng ù ù trong tai, hoặc có cảm giác tai bị tê cóng.

Việc lạm dụng tai nghe chính là nguyên nhân khiến tai bạn có thể bị đau dữ dội và tê buốt.

Lưu ý khi sử dụng tai nghe

Bạn có thể thoải mái thưởng thức những bản nhạc yêu thích bằng tai nghe để không làm phiền hà đến những người xung quanh. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cho đôi tai của mình bạn hãy chú ý đến những vấn đề sau:

- Không dùng những kiểu tai nghe thời trang có kiểu dáng quá bé vì chúng có thể lọt sâu trực tiếp vào ống tai. Nên dùng những loại tai nghe có kích cỡ tương đối to.

- Không dùng chung tai nghe với người khác, cũng không nên cho người khác mượn tai nghe, kể cả là người trong cùng một nhà nhằm tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn chéo.

- Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài (thường làm bằng cao su mềm hoặc miếng mút mỏng), nên thay chúng ít nhất mỗi tháng/ lần để tránh vi khuẩn bám vào.

- Không nghe nhạc quá to. Bạn cố gắng điều chỉnh âm lượng ở mức thấp hoặc tối đa là trung bình.

- Tránh dùng tai nghe khi bạn đi ngoài đường vì bạn sẽ dễ có xu hướng phải bật âm lượng rất to nhằm hạn chế việc bị chi phối bởi những âm thanh ồn ào từ bên ngoài. Và điều này, rõ ràng sẽ gây hại cho tai.

- Thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng tai nghe là 15 phút. Bạn cần cho tai nghỉ ngơi nếu muốn nghe nhạc tiếp.

- Không nên dùng loại headphone đầu nhỏ nhét thẳng vào lỗ tai mà nên dùng loại to trùm lấy vành tai. Mỗi ngày chỉ nên nghe khoảng một giờ đồng hồ và không nên nghe nhạc trong lúc ngủ vì rất có hại cho màng nhĩ, đó là chưa kể tư thế nằm nghiêng, headphone sẽ đè lên tai gây ra chấn thương ở màng nhĩ.

- Khi thấy có biểu hiện ù tai (không nghe headphone mà vẫn thấy âm thanh "o..o" trong tai) hoặc chóng mặt nhức đầu hoa mắt… mọi người nên đi thăm khám ngay vì đó có thể là những biểu hiện chấn thương màng nhĩ, đe doạ chức năng thính giác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật