Cảnh báo: Muốn ngủ ngon, đừng mang điện thoại lên giường!
Cứ 10 người thì 8 người trong chúng ta giữ điện thoại di động cạnh mình qua đêm và một nửa dùng nó để làm đồng hồ báo thức, một nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng của việc này, ít nhất là làm chúng ta 'tăng cảnh giác' vì giấc ngủ bị quấy nhiễu và không được ngủ sâu để hồi phục sức khỏe Nó cũng có thể kích hoạt chứng mất ngủ và hàng loạt vấn đề về giấc ngủ khác.
'Hầu hết mọi người sẽ ngủ tốt hơn nếu phòng ngủ không có điện thoại di động và những thiết bị điện tử khác', tiến sĩ guy Meadows, chuyên gia về chứng mất ngủ tại The Sleep School ở London (Anh) cho biết. Ông Meadows thường để điện thoại ở bếp buổi đêm.
Một ý kiến khác gây tranh cãi hơn khi cho rằng ngủ cùng điện thoại trên giường có thể gây chóng mặt và nhức đầu
Điện thoại có thể kích hoạt chứng mất ngủ và hàng loạt vấn đề về giấc ngủ khác
Theo bác sĩ Charles Czeisler, chuyên gia về giấc ngủ tại ĐH Harvard (Mỹ), vấn đề chính khi để điện thoại trong phòng ngủ là ánh sáng, đặc biệt là các loại điện thoại đời mới, với màn hình chất lượng tốt, độ sáng cao. Nó cản trở nhịp sinh học của cơ thể, đánh lừa cơ thể tin vẫn là ban ngày.
'Ánh sáng kích thích các tế bào trong võng mạc khu vực nằm sau mắt để truyền thông điệp đến não. Các tế bào nhạy cảm ánh sáng truyền thông tin đến cơ thể chúng ta thời gian này là lúc nào', tiến sĩ Meadows giải thích.
Điều này kiểm soát việc giải phóng hoóc môn melatonin - loại hoóc môn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và hoóc môn thức dậy là cortisol. Tất cả ánh sáng nhân tạo, dù là từ bóng đèn tiêu chuẩn hay dải huỳnh quang, đều được cho là ngăn sự giải phóng melatonin, khiến chúng ta thức lâu hơn. Và ánh sáng từ điện thoại có thể còn ảnh hưởng lớn hơn.
Tại sao lại như vậy? 'Hầu hết chúng ta nghĩ ánh sáng thông thường màu trắng, nhưng nó được tạo nên từ các màu sắc khác nhau của nhiều bước sóng', giáo sư Debra Skene, một chuyên gia về thần kinh nội tiết học tại ĐH Surrey (Anh) giải thích. Ánh sáng phát ra từ điện thoại, máy tính bảng và sách điện tử chứa một lượng lớn màu xanh, càng có hiệu ứng kích thích hơn.
'Chúng ta biết điều đó vì một loại tế bào gọi là melanopsin - tế bào trong võng mạc - nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh', giáo sư Skene nói.
Đây là lý do đọc thứ gì đó trên điện thoại hay máy tính bảng trước khi đi ngủ khiến bạn thức lâu hơn là đọc sách có đèn đặt cạnh giường, và cũng là nguyên nhân các chuyên gia về giấc ngủ khuyên mọi người không nên nhìn vào màn hình 2-3 tiếng trước khi đi ngủ.
- Nhịn tiểu: "Rước" 5 mối họa vào thân mà nhiều... (Thứ sáu, 15/02/2019 15:10:00)
- Mặc đồ ngủ quá 2 ngày bạn sẽ "sởn gai ốc" khi biết... (Thứ sáu, 15/02/2019 10:45:00)
- 10 quy tắc chải răng cần biết để chăm sóc răng miệng tốt hơn (Thứ năm, 14/02/2019 17:00:00)
- Bạn sẽ sắm ngay chiếc xe đạp sau khi biết được những điều... (Thứ năm, 14/02/2019 14:45:00)
- Tham khảo 7 nguyên tắc cần biết khi bơi để tránh tai nạn (Thứ năm, 14/02/2019 11:25:00)
- Lưu ý khi tập thể dục vào mùa lạnh không thể bỏ qua (Thứ năm, 14/02/2019 10:50:00)
- Bạn đã biết được những gì về mùi cơ thể của con người? (Thứ năm, 14/02/2019 09:55:00)
- Mặc áo ngực khi ngủ và những điều chị em cần biết đến (Thứ năm, 14/02/2019 08:35:00)
- Xông hơi khô - Những điều cần lưu ý để không hại làn da (Thứ năm, 14/02/2019 03:31:02)
- Tìm hiểu tư thế ngủ tốt và không tốt tránh vấn đề về... (Thứ tư, 13/02/2019 17:45:00)
-
Biệt dược Avemar: Thực phẩm chức năng chiết xuất từ lúa mì cho bệnh nhân ung thư
Thứ năm, 13/12/2018 13:36:00
-
Máy tạo khí ozone để khử độc: Hiểu sao cho đúng nhất?
Thứ Ba, 18/12/2018 16:56:03
-
Hướng dẫn lựa chọn máy hâm sữa tốt nhất cho mẹ bỉm sữa
Thứ sáu, 30/11/2018 15:12:00
-
Điều trị bệnh ung thư bằng việc uống nước kiềm ion hóa Ohay
Thứ Ba, 15/11/2016 00:00:00