Những thứ bạn phải làm sạch hàng ngày nếu không muốn rước bệnh

Có những thứ xung quanh bạn nên làm sạch hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ai cũng muốn có một ngôi nhà sạch sẽ và gọn gàng, nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian dọn dẹp, làm sạch mỗi ngày. Mặc dù vậy, có những thứ bạn nên làm sạch hàng ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe Dưới đây là 9 vật dụng gia đình bạn cần làm sạch mỗi ngày:

Khăn lau trong nhà bếp

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Protection Trends đã chỉ ra rằng khăn lau trong nhà bếp là đồ vật ô nhiễm nhất trong nhà bếp. Và những chiếc khăn nhỏ trong phòng tắm cũng là vật dụng ô nhiễm không kém. Nếu trung bình mỗi ngày bạn sử dụng khăn lau một lần thì cũng đủ khiến chúng bẩn nhanh chóng.

Jeannie Sneed, nhà nghiên cứu hàng đầu và chuyên gia về an toàn thực phẩm của K-State, cho biết: Nhiều người có thói quen lau tay vào khăn trước khi rửa tay hoặc sử dụng khăn sau khi rửa tay qua loa. Chính vì vậy, khăn vải có thể nhanh chóng và dễ dàng bị ô nhiễm ở mức độ đáng kể, bao gồm cả nhiễm các vi sinh vật có khả năng dẫn đến bệnh tật thực phẩm

Đây là lý do tại sao Sneed khuyên nên giặt khăn lau trong nhà bếp và phòng tắm sau khi sử dụng chúng trong khi chuẩn bị một bữa ăn, hoặc sử dụng khăn giấy và vứt bỏ chúng sau mỗi lần sử dụng.

Chìa khóa

Các chìa khóa chứa vi khuẩn nhiều hơn so với các nút bấm thang máy. Như một thói quen thông thường, chúng ta không bao giờ làm sạch các chìa khóa và cầm chìa khóa ngay cả khi tay bẩn.

Bên cạnh đó, những chiếc chìa khóa cũng thường được quẳng vào các túi không sạch sẽ lắm, thậm chí quẳng ngay dưới đất. Kết quả là tự chính chúng ta lại mang lượng vi khuẩn truyền nhiễm lớn vào nhà qua những chiếc chìa khóa. Đó là lý do cần rửa sạch chúng bằng khăn lau khử trùng là điều rất quan trọng và nên làm hàng ngày.

Gạch phòng tắm

Để tạo thói quen thường xuyên cọ rửa sạch sẽ gạch trong nhà tắm và các mặt tường lát trong đó thì đơn giản chỉ bằng cách cọ rửa ngay sau mỗi lần tắm xong.

Sau khi tắm xong, bạn dùng vòi xịt nước và bàn chải cọ rửa sàn cho hết những đất cát, xà phòng tóc rụng và những thứ gây bẩn. Giữ phòng tắm luôn sạch sẽ, khô ráo sẽ giúp bạn ngăn ngừa các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển ngay trong nhà.

Một nghiên cứu năm 2013, đăng tải trên tạp chí Prime, cho thấy, khi bạn xả nước bồn cầu, những vi trùng mang mầm bệnh tiềm ẩn có thể được giải phóng vào không khí. Một số loại lưu lại trong không khí dưới dạng giọt nhỏ, một số khác bám trên các bề mặt, bao gồm cả gạch phòng tắm.

Bọt biển rửa bát trong bếp

Theo Tiến sĩ Philip Tierno, giáo sư lâm sàng về vi trùng học và bệnh lý học tại Đại học New York, nói: "Vật bám bẩn nhiều nhất có trong nhà của bạn chính là miếng bọt biển nhỏ bé mà bạn hay sử dụng để rửa chén, bát, nó thậm chí còn bẩn hơn cả bệt vệ sinh hay là thùng rác". Những miếng bọt biển này thường được dùng để rửa chén bát, chậu, thớt và lau dọn những thứ bẩn xung quanh.

Cách tốt nhất để khử trùng một miếng bọt biển là dùng lò vi sóng. Đơn giản chỉ cần rửa sạch thật kỹ miếng bọt biển và đặt chúng vào lò vi sóng khoảng 1-2 phút với điện năng thấp. Trong khi cho miếng bọt biển vào lò vi sóng bạn cần phải theo dõi quá trình khử trùng cẩn thận: tắt lò vi sóng ngay lập tức nếu bạn thấy có khói bốc ra. Một điều lưu ý nếu miếng bọt biển có chứa miếng chà kim loại thì bạn không được cho vào lò vi sóng để khử trùng.

Chậu rửa

Bạn có thể nghĩ rằng sau khi rửa tay hoặc rửa bát đĩ thì chậu rử bát cũng sạch sẽ theo. Nhưng đây là quan điểm sai lầm.

Vi trùng từ tay bạn được rửa trôi trong bồn rửa phòng tắm. Dù với loại xà phòng rửa tay, bạn hi vọng sẽ giết được chúng trên tay mình, chúng vẫn ở lại và thối rữa trong bồn rửa. Đây chính là nơi chứa 2.733 vi khuẩn/in2.

Trong thực tế, có rất nhiều vi trùng và vi khuẩn bám dính vào các thành của chậu rửa. Do đó nếu bạn không làm sạch chậu rửa, làm sạch các mảng bám trên thành chậu thì sẽ tạo cơ hội cho chúng ẩn náu và xâm nhập vào đồ dùng khác trong nhà.

Bát đĩa bẩn đã ngâm nước

Theo báo cáo của Tạp chí Tiêu Dùng Consumer Reports, bỏ bát đĩa bẩn trong bồn rửa chén để ngâm cho đến sáng hôm sau là một thói quen xấu của không ít người. Điều đáng nói là thói quen này sẽ khiến vi khuẩn bám vào bát đĩa nhiều hơn, việc rửa sạch chúng càng trở nên khó khăn. Cách tốt nhất và đảm bảo vệ sinh nhất là rửa chén bát ngay sau mỗi bữa ăn.

Máy pha cà phê

Máy pha cà phê là khu vực màu mỡ cho các loại vi khuẩn và nấm mốc phát triển nhanh chóng, vì vậy bạn cần phải làm sạch, rửa sạch nó hàng ngày.

Để rửa sạch máy pha cà phê hoàn toàn thì bạn cần thoát rời từng phần của máy rồi rửa thật sạch từng chi tiết, góc cạnh của các chi tiết. Sự lau rửa tỉ mỉ sẽ giúp bạn loại bỏ cà phê, các bã cà phê và dầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Thớt

Nếu bạn đang sử dụng thớt gỗ thì ngâm thớt vào hỗn hợp dấm và nước (tỷ lệ 1: 1) trong một vài phút sau khi nấu ăn xong thì sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn và các loại nấm trên bề mặt của chúng.

Hơn nữa, bất kỳ loại thớt nào cũng cần phải được thường xuyên làm sạch và khử trùng. Để khử trùng bạn cần sử dụng một hỗn hợp gồm 1 muỗng cà phê baking soda pha trong 1/2 lít nước nóng. Áp dụng giải pháp này để làm sạch và khử trùng bề mặt thớt. Bạn cho thớt vào hỗn hợp trên ngâm trong vòng 5-10 phút rồi rửa sạch dưới vòi nước để giảm vi khuẩn ẩn náu trong thớt.

Bàn chải trang điểm

Nếu bạn dùng bàn chải trang điểm đã một thời gian dài thì nó có thể chứa tất cả các loại vi khuẩn khó chịu và những loại vi khuẩn đó lại có thể dễ dàng xâm nhập vào khuôn mặt của bạn. Đó là lý do tại sao bạn cần thiết phải vệ sinh các công cụ trang điểm, tốt nhất nên cho vào nước xà phòng ấm sau mỗi lần sử dụng và rửa sạch, sau đó phơi khô rồi mới dùng tiếp lần sau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật