Sai lầm vì tự ý chữa co giật cho trẻ, các bậc phụ huynh lưu ý nhé!

Một số trường hợp trẻ nhỏ bị co giật hoặc động kinh khi được đưa đến bệnh viện đã trong tình trạng hết sức nguy cấp.

Nguyên nhân là do các bà, các mẹ thường tự ý chữa trị theo cách riêng của mình khi thấy trẻ có những cơn co hoặc động kinh bất thường. Việc tin vào những 'mẹo vặt' truyền miệng này vô tình đã gây thêm nguy hiểm cho trẻ, thậm chí có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất đó là tử vong

Chữa theo mẹo, cẩn thận con mất mạng

Hiện tượng co giật gồm nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cần chú ý phân biệt co giật động kinh và co giật bởi những nguyên nhân khác. Dù là nguyên nhân nào thì co giật ở trẻ rất có hại cho cơ thể và bộ não thiếu oxy nhất là khi cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần.

Tình trạng co giật có thể xảy ra khi trẻ sốt cao

Tình trạng co giật có thể xảy ra khi trẻ sốt cao

Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi thường xuất hiện những cơn co giật khi sốt cao thân nhiệt trên 39oC. Khi nhìn thấy trẻ co giật các bà mẹ thường không giữ được bình tĩnh và áp dụng ngay những kinh nghiệm truyền miệng từ dân gian. Một số phụ huynh đưa vật cứng vào miệng để tránh cắn vào lưỡi nhưng thực tế điều này lại gây tổn thương lâu dài cho răng và lợi của trẻ. Khi thấy trẻ có những cơn co giật mạnh, bố mẹ thường hoảng sợ và ghì chặt trẻ hơn. Việc làm này vô cùng nguy hiểm bởi hệ xương chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ bị gãy tay, gãy chân dẫn đến liệt chi rất nguy hiểm.

Nhất là khi trẻ bị co giật do sốt cao, việc quan trọng là phải hạ sốt càng nhanh càng tốt cho trẻ sẽ rút ngắn được cơ co giật. Thông thường, các mẹ sử dụng rượu hay nước đá để giảm nhiệt độ cơ thể cho trẻ. Tuy nhiên những chất này chỉ có tác dụng làm giảm nhiệt độ dưới da chứ không mang lại lợi ích thực sự, thậm chí còn gây cản trở cho sự mất nhiệt, làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn, nhất là ở trẻ sơ sinh Nhiệt độ nóng - lạnh đột ngột còn có thể khiến trẻ suy hô hấp ngay lập tức.

Đối với những trẻ co giật do động kinh, các phụ huynh thường áp dụng phương pháp dân gian như vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng… Những mẹo này hoàn toàn không mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến tình trạng của trẻ nguy hiểm hơn, khả năng tử vong cao hơn rất nhiều. 

Khi trẻ bị co giật thường gây nôn mửa khó thở… tuyệt đối không được cho thức ăn, chất lỏng vào miệng trẻ. Nhiều trường hợp các bà mẹ thấy trẻ bị co giật, cho uống thuốc ngay khiến trẻ bị sặc khó thở gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi nước tràn màng não…

Gần đây đã có trường hợp trẻ lên cơn co giật và mẹ vắt tắc vào miệng trẻ,một hạt tắc đã rơi vào phế quản của trẻ khiến trẻ bị suy hô hấp và rơi vào đời sống thực vật.

Những lưu ý khi trẻ lên cơn co giật, động kinh

Các phụ huynh không được tự ý chữa trị các cơn co giật, động kinh ở trẻ theo các mẹo vặt không có căn cứ khoa học.

Khi thấy trẻ lên cơn co giật, việc đầu tiên là các phụ huynh phải giữ được bình tĩnh để xử lý tình huống đúng cách. Nới lỏng quần áo của trẻ, để các vật nhọn ra xa và đưa trẻ ra chỗ thoáng người. Đặc biệt chú ý đến thời gian co giật. Nếu bị co giật hơn 10 phút cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm màng não để lại di chứng thần kinh, liệt một số bộ phận, tử vong trong cơn co giật vì việc áp dụng những cách điều trị không đúng. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong việc sơ cứu cho trẻ khi trẻ bị co giật hoặc động kinh để tránh tình trạng xấu nhất xảy ra.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật