Ích lợi tuyệt vời từ cây chanh không phải ai cũng biết

Từ lá, quả đến rễ của cây chanh đều có tác dụng tốt đối với chúng ta.

Chanh là một loại quả thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe vào mùa hè. Song tác dụng của cây không chỉ có ở quả.

Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi mô tả chanh là loại cây nhỏ nhắn hay có gai, gai dài 35 mm, búp non có màu đỏ. Lá hình trứng hay hình dài, dài 5,5-11 cm, rộng 3,5-6 cm, mép có răng cưa. Hoa trắng, nhuốm tím hạt hay đỏ tím, mọc đơn độc thành từng chùm 2-3 hoa. Lá có hình mũi mác, nhẵn hơi có lông. Quả nhỏ, vỏ mỏng nhẵn, chia thành 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt. Cơm quả rất chua.

Về phân bố, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho hay chanh được trồng khắp ở nước ta. Mùa hoa của cây vào tháng 3-5, mùa quả từ tháng 6-9. Ngoài ra, người dân còn trồng một vụ chanh chiêm vào tháng 1-2.

Người dân trồng loại cây này chủ yếu lấy quả để ăn, lá làm gia vị. Trong Đông y, chanh được tận dụng từ quả, lá, rễ để làm vị thuốc, được thu hái gần như quanh năm, dùng cả tươi và khô.

Lớp vỏ xanh của chanh chứa tinh dầu là một chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm chanh, còn vỏ trắng chứa pectin

Giáo sư Lợi cho biết rong dịch quả chanh có 80-82% nước, 5-7% a-xít xitric, 1-2% xitrat a-xít canxi kali xitrat ety và 0,4-0,5% a-xít malic. Ngoài ra còn 0,4-0,75% đường interverti, 0,5% sacaroza, 0,75-1% protit. Độ tro 0,5% vitamin C 65 mg trong 100 g dịch tươi.

Lá chanh chứa tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Hàm lượng tinh dầu trong lá thay đổi từ 0,33-0,5%. Ngoài ra,lá còn chất stachydrin, một dẫn xuất của prolin.

Chữa bệnh cùng chanh

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, các bộ phận của cây chanh đều có giá trị riêng. Cụ thể:

Dịch quả: Tính mát, thông tiểu tiện, có tác dụng chữa bệnh tê thấp, liều dùng 30-120 g/ngày, pha thành nước uống. Nó cũng có thể dùng chữa bệnh scorbut (bệnh do thiếu vitamin C) của trẻ sơ sinh thậm chí cả người lớn. Ngoài ra, dịch quả chanh còn làm nguyên liệu chế a-xít xitric thiên nhiên.

- Múi: Có thể phối hợp với muối ăn dùng ngậm chữa ho viêm họng Sau khi gội đầu, bạn có thể vắt một ít nước chanh quả lên có tác dụng làm trơn tóc

- Lá và ngọn: Lá thường dùng làm gia vị ăn với thịt gà ốc, nấu nước để xông trị cảm cúm Lá và búp non chanh giã nát đắp lên rốn trẻ em chữa bí đái, đầy trướng bụng.

- Rễ: Dùng chữa ho dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với rễ dâu tằm, ngày dùng 6-12 g.

- Tinh dầu quả và lá: Pha nước gội đầu, làm thơm các thuốc phiến, thuộc bột hay thuốc ngậm.

- Vỏ thân cây: Dùng là thuốc bổ đẵng giúp tiêu hóa ngày uống 4-10 g dưới dạng thuốc sắc.

- Hạt quả: Dùng làm thuốc tẩy giun

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật