Làm gì để “Đối phó với nỗi lo an toàn thực phẩm” - Bạn có biết không?

Bản thân người dân trước khi ăn uống cũng chưa có ý thức vệ sinh chân tay vì họ nghĩ đồ ăn sạch là đủ mà không biết rằng bàn tay cũng là 1 môi trường trung gian đưa vi khuẩn vào cơ thể. Do đó,một trong những biện pháp có thể thực hiện ngay với mỗi người là rửa tay trước khi chế biến thực phẩm

Vì sao lại xảy ra ngộ độc thực phẩm? cách lựa chọn, bảo quản và sử dụng thực phẩm như thế nào là hợp lý, vừa đảm bảo được yếu tố dinh dưỡng vốn có và không “dính” ngộ độc thực phẩm? rồi việc sử dụng phụ gia, phẩm trong chế biến, bảo quản thực phẩm màu gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ người sử dụng… là những nội dung được bạn đọc quan tâm gửi đến các chuyên gia trong chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp “Đối phó nỗi lo an toàn thực phẩm” 

Yếu tố nào dẫn đễn ngộ độc thực phẩm ?

Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm gửi đến chương trình, giải đáp về nội dung này, TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế cho biết, rủi ro do sử dụng thực phẩm rất khó tránh khỏi.

Thứ nhất, do hệ thống quản lý về vấn đề này ở nước ta còn rất mới. Tiếp đến, do đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, đôi khi người dân biết thực phẩm đó không rõ nguồn gốc nhưng vẫn sử dụng. Bên cạnh đó là do thói quen ăn uống, ví dụ như thói quen ăn tiết canh, gỏi cá.

Rồi nước ta đang có khoảng 10 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng không hết thì bán; gần 500.000 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, trong đó 85% là cơ sở nhỏ lẻ, làng nghề truyền thống tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ATVSTP nhưng không dễ gì vì lý đảm bảo ATTP mà có thể xoá bỏ ngay.

Ngoài ra cũng phải kể đến là yếu tố môi trường. Tuy nhiên ông Phong thông tin, không riêng Việt Nam mà vấn đề ngộ độc thực phẩm vẫn xảy ra ở nhiều quốc gia, ngay cả như Mỹ một nước văn minh hiện đại, một năm cũng có vài nghìn ca ngộ độc thực phẩm  

Bổ sung thêm thông tin này, BSNT Nguyễn Quốc Thái- BS phòng cấp cứu- Khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, nhiều trường hợp cho là thức ăn nấu chín là an toàn, nhưng có những độc tố bền với nhiệt, như độc tố do tụ cầu, cần nấu chín 100 độ trong 2 giờ mới tiêu diệt được.

Bên cạnh đó có một số loại hóa chất hoặc các yếu tố liên quan đến hóa chất trong thực phẩm ví như nhiều trường hợp bệnh nhân vào viện trong tình trạng buồn nôn huyết áp tụt, sau khai thác mới phát hiện ra bệnh nhân ăn cá biển, để lâu. Cá biển để lâu có thể xuất hiện vi sinh vật, sinh ra các chất làm giãn mạch máu tụt huyết áp gây buồn nôn nôn, tiêu chảy…

Chia sẻ thêm về vấn đề này, BS Thái cho rằng, bản thân người dân trước khi ăn uống cũng chưa có ý thức vệ sinh chân tay vì thường họ nghĩ đồ ăn sạch là đủ rồi mà không biết rằng bàn tay cũng là 1 môi trường trung gian đưa vi khuẩn gây ngộ độc vào cơ thể. Do đó ,một trong những thói quen cần phải nhấn mạnh là rửa tay, rửa tay trước, sau khi chế biến thực phẩm là một trong những biện pháp chúng ta có thể thực hiện được ngay tại mỗi gia đình ở mỗi người dân.

Nhấn mạnh đến nguyên nhân chính của ngộ độc thực phẩm vẫn là do thói quen ăn uống của người dân, nhưng ông Phong cho rằng không thể xử phạt người sử dụng thực phẩm mà chỉ có thể tuyên truyền, vận động họ sử dụng thực phẩm an toàn

Trước câu hỏi của bạn đọc về việc “khi người dân phát hiện có cơ sở kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP thì sẽ phải làm gì?” TS Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: Khi mà phát hiện một cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm mất ATVSTP, người dân nên đến trạm ý tế xã phường để khai báo.

Cho thực phẩm vào tủ lạnh bảo quản là yên tâm: Quan niệm sai lầm

Đây là nhấn mạnh của ThS.BS Lê Thị Hải- Nguyên giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng- Viện dinh dưỡng quốc gia cho vấn đề bạn Lê Thị Trang ở Nam Định quan tâm. ThS Hải đưa ra thông tin: Khi chúng ta để thức ăn trong ngăn đá, vi sinh vật chỉ ở dạng không hoạt động chứ không chết đi.

Đến khi nấu nướng chúng ta cho thực phẩm ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường. Ở ngăn mát cũng vậy, vi sinh vật không chết, thậm chí nếu bảo quản lẫn thức ăn sống với chín, hoặc thức ăn còn nóng mà cho luôn vào tủ lạnh thì vừa tốn điện vừa tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn phát triển.

“Theo tôi, sử dụng tủ lạnh thì cần vệ sinh lau chùi tủ lạnh ít nhất 1 lần/tuần. Việc sắp xếp thức ăn như thế nào trong tủ lạnh cũng rất quan trọng. Cá thịt sống bắt buộc phải để ngăn đá. Ở ngăn mát là thực phẩm đã nấu chín, nhưng trước khi cất đi cũng phải đun lại, để nguội rồi mới cho vào tủ lạnh. Thức ăn bảo quản nhất thiết phải có nắp đậy, bao bọc kỹ càng. Không để lẫn thức ăn sống chín vì có thể lây nhiễm chéo. Thực phẩm trong ngăm mát lấy ra phải nấu lại không được ăn ngay.

Nguyên tắc để thức ăn trong tủ lạnh là phải rửa sạch, chia nhỏ thành từng bữa, gói riêng từng gói để rã đông ăn từng bữa, tránh tình trạng rã đông nguyên khối thức ăn mà chỉ ăn ít rồi lại cấp đông lại. Dù đã cấp đông lại nhưng độc tố tụ cầu đã chết ngấm vào thực phẩm khi nấu chín vẫn có thể gây ngộ độc”- BS Hải tư vấn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật