Những loại rau củ vườn nhà có chứa độc có thể bạn chưa biết

Một số loại rau - quả - củ trong vườn nhà nếu không cẩn thận ăn nhầm phải hoặc xào nấu không kỹ, có thể gây trúng độc, thậm chí dẫn tới tử vong.

Khoai tây

Bạn không nên ăn mầm và thân khoai tây Khoai tây thuộc họ nightshade, tất cả đều chứa chất độc tên là solanine. Ngày xưa, chất độc chiết xuất từ cây gần với giống khoai tây còn được dùng để đầu độc kẻ thù.

Trong khoai tây, chất solanine tập trung hầu hết trong mầm và thân cây, do đó bạn nên cắt bỏ thật sạch sẽ trước khi đem vào nấu nướng. Colanine còn đặc biệt cao ở khoai tây có màu xanh.

Đậu ván

Đậu ván (Kidney bean), thành phần độc tố chủ yếu trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi lạnh đông trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn.

Khi xào nấu chưa chín hẳn (màu sắc vẫn xanh) ăn vào chắc chắn sẽ trúng độc. Nói chung sẽ có triệu chứng sau bữa ăn chừng 1 – 4 giờ đồng hồ, biểu hiện hoa mắt, váng đầu, lợm giọng, nôn ói, sau đó đau quặn bụng và tiêu chảy

Cách chế biến: Luộc chín vớt cái (đổ nước luộc), đem tráng qua nước lã xong mới dùng để xào nấu, sẽ không trúng độc.

Cây cà chua

Cà chua cùng họ với khoai tây thuộc dòng khác của họ nighshade. Trước năm 1800 cà chua chỉ được dùng để trang trí do mọi người lo sợ chất độc của nó. Lá cà chua chứa solanine và tomatine có thể gây đau bụng nếu ăn nhiều. Nếu ăn khoảng 300 g thân lá cà chua có thể dẫn đến tử vong

Ớt

Capsaicin chính là chất tạo ra vị cay khi ăn ớt. Trong y khoa Capsaicin được liệt kê vào hàng độc dược.

Khi ăn với một lượng vừa phải ớt sẽ có tác dụng bảo vệ cơ thể, phòng tránh một số bệnh, đồng thời giúp ăn ngon miệng hơn nhưng ăn quá nhiều ớt có thể gây tăng huyết áp tổn thương dây thần kinh và làm nghiêm trọng thêm một số bệnh đã mắc phải như dạ dày viêm da viêm gan

Măng tây

Cây măng tây cái có thể sinh ra quả màu đỏ. Nhưng các quả này chứa chất sapogenin, một loại độc chất dạng nhẹ đối với người và rất độc với động vật.

Nếu ăn phải trái này, bạn có thể bị nôn và tiêu chảy

Cây đại hoàng

Thân cây đại hoàng có thể dùng làm bánh, nhưng lá của chúng chứa acid oxalic và anthraquinone glycosides, 2 chất rất độc với bộ phận tiêu hóa của người.

Triệu chứng ngộ độc tùy thuộc lượng bạn ăn vào, bao gồm từ ói mửa đau bụng đến co giật

Cà tím

Cà tím cũng thuộc họ nightshade. Dù ăn cà tím sống không độc, lá và hoa cây cà tím có thể gây ngộ độc, vì đây là nơi solanine tập trung.

Sắn

Sắn (còn gọi là khoai mì, củ mì, tiếng Anh là cassava). Củ, thân, lá của nó đều có chứa hợp chất cyanide, nhưng trước khi ăn ta bóc vỏ, xắt khúc ngâm nước lã thật kỹ và nấu thật chín có thể khử căn bản chất độc.

Bởi vậy tuyệt đối không ăn sống và cũng không cho gia súc nhai sống sắn củ. Triệu chứng trúng độc cũng tương tự khi trúng độc bạch quả

Cây cơm cháy

Hầu như toàn bộ cây cơm cháy đều độc với người và động vật, đặc biệt là rễ, lá, cành, vỏ cây. Quả và hoa của nó cũng độc. Cây này chứa chất độc có thể sinh ra hydrocyanic acid, giải phóng cyanide.

Quả và hoa cây cơm cháy có thể dùng khi được nấu chín, nhưng phần còn lại nên tránh hoàn toàn. Ăn quả cơm cháy chưa nấu có thể gây buồn nôn ói mửa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật