Quả me rừng có nên ngâm rượu dùng thường xuyên không?

Theo Đông y quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát có tác dụng thu liễm giáng áp. Thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát.

Tôi muốn ngâm quả me rừng với rượu có được không? Xin bác sĩ cho biết công dụng của rượu me rừng?

Me rừng tên khác là chùm ruột núi, mận rừng (quả tròn thuộc họ thầu dầu), cần phân biệt với quả me Thái (quả dài thuộc họ đậu)... Quả còn xanh chứa 30-35% tanin, rất nhiều vitamin C (1-1,8g/100g). Tại Ấn Độ người ta coi quả me rừng như một nguồn vitamin C. Quả tươi là vị thuốc mát lợi tiểu, nhuận tràng, dùng dưới hình thức làm mứt (thêm đường mật), khô dùng chữa lỵ tiêu chảy

Cây và quả me rừng

Cây và quả me rừng

Theo Đông y quả me rừng có vị chua, ngọt, đắng, tính mát có tác dụng thu liễm giáng áp. Thường dùng chữa cảm mạo phát sốt ho đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10-30 quả sắc uống...

Hoặc quả me rừng ướp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho viêm họng nôn mửa; Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 - 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày; Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn; Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 - 30g. Cũng có thể cho râu ngô mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai Trong một số tài liệu mới đây thì có nói đến quả me rừng ngâm đường hoặc mật ong làm sirô để giải khát, thanh nhiệt...

Tuy nhiên đều không thấy nói đến quả me rừng ngâm rượu do vậy bạn hỏi về công dụng của rượu me rừng thì cũng chưa thấy tài liệu nào công bố. Hy vọng trong thời gian tới quả me rừng sẽ được nghiên cứu rõ hơn... Lời khuyên của tôi là bạn có thể ngâm với đường làm sirô hoặc làm ô mai hay sắc uống để trị một số bệnh như đã nói trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật