Cách hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc Đông y bạn nên biết

Không ít những trường hợp bị biến chứng nặng do dùng thuốc Đông y. Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng phải lưu ý tránh tác dụng phụ.

Đông y hiểu đơn giản là những bài thuốc y học cổ truyền có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa (thuốc bắc thuốc nam), phân biệt với thuốc Tây y. Hiện nay, phần lớn mọi người chữa bệnh bằng thuốc Tây y vì sự tiện lợi và dứt bệnh nhanh. Tuy nhiên, nếu có tâm lý sợ bị đau dạ dày hoặc uống thuốc Tây mãi không khỏi, người bệnh lại có xu hướng tìm về Đông y.

Những bài thuốc bằng côn trùng thảo dược thường có hiệu quả đáng tin cậy, an toàn và có tác dụng điều hòa toàn thân. Tuy vậy, không có một loại thuốc nào an toàn tuyệt đối. Thuốc Đông y vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn, nếu không lưu ý có thể rất ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

1. Không pha thêm vị

Thuốc Đông y hầu hết không dễ uống vì có vị đắng, chát, hắc. Nhiều người thường bỏ thêm đường vào cho dễ uống. Như vậy là giảm tác dụng của thuốc. Có câu ‘thuốc đắng dã tật’. Vị ngọt của đường sẽ khống chế vị đắng, cay của thuốc, thậm chí có thể làm mất luôn tác dụng của các vị này. Đường còn làm giảm tác dụng tính hàn, mát, giải nhiệt của bài thuốc.

Nhiều bố mẹ còn hòa sữa với thuốc Đông y để con dễ uống. Sữa hòa với thuốc Đông y dễ dẫn đến hiện tượng kết tủa, vừa mất tác dụng điều trị vừa khiến trẻ đầy bụng

Thuốc Đông y thường phải đun sắc rất lâu. Nhiều người muốn giảm thời gian mà lấy nước sôi để sắc thuốc. Nước chưa kịp ngấm vào thuốc đã sôi thì sắc lên không lấy hết được các thành phần điều trị trong thuốc. Nếu là thuốc Đông y loại tinh bột thì hoàn toàn mất tác dụng điều trị. Vì thế, phải ngâm nước lã một lúc rồi mới đem đun thì mới sắc được hết các thành phần thuốc, phát huy triệt để tác dụng.

2. Sắc đúng cách, uống đúng liều

Sắc thuốc đúng cách phần nào giảm được tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Đông y, đảm bảo chất lượng thuốc cho bệnh nhân. Tốt nhất vẫn là sắc bằng ấm đất, ấm sành, nếu không có thì dùng nồi nhôm, nồi áp suất, ấm sắc thuốc bằng điện.

Phải sử dụng thuốc Đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại. Dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây những tổn hại như ngộ độc suy thận hại gan… Phải sử dụng theo đúng liều lượng của thầy thuốc.

Phải sử dụng thuốc Đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại

Phải sử dụng thuốc Đông y đúng liều lượng với tình trạng bệnh hiện tại

3. Bào chế và phối hợp thuốc đúng

Điều này phần lớn là ở thầy lang. Khi phối hợp các vị thuốc phải cân nhắc, lựa chọn những loại phù hợp, tương tác hỗ trợ nhau để chữa bệnh tốt nhất. Nếu có vị thuốc nào khắc các vị còn lại có thể làm thuốc không có tác dụng, thậm chí có tác dụng phụ nguy hiểm.

Quá trình bào chế cũng có thể làm tăng hoặc giảm độc tính của thuốc.

Tuyệt đối không tự ý kết hợp Đông y lẫn Tây y. Đông y hay Tây y có những cách để công trị bệnh khác nhau, tự ý kết hợp có thể làm các loại thuốc bị công phá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Thuốc Đông y thường khó sử dụng vì ít người có thể đọc tên và tác dụng của các vị thuốc. Vì thế tuyệt đối phải sử dụng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ để có thể chữa bệnh hiệu quả và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật