Chứng can đởm thấp nhiệt trong Đông y và một số bài thuốc trị bệnh

Chứng can đởm thấp nhiệt thường gặp trong các bệnh như: hiếp thống, hoàng đản, tinh hoàn sưng đau, phụ nữ ngứa ở bộ phận sinh dục, đới hạ, lâm trọc, long bế...

Nguyên nhân là do thấp nhiệt ngăn trở sự sơ tiết của can đởm, làm cho chức năng của can đởm bị tổn thương hoặc do thấp nhiệt theo đường kinh dồn xuống mà gây nên. Chứng này có thể do cảm nhiễm ngoại tà thấp nhiệt hoặc do ăn nhiều các thức ăn béo ngọt, cay nóng, uống nhiều rượu bia nung nấu thành thấp nhiệt hoặc do sự vận hóa của tỳ vị thất thường, thấp nhiệt từ bên trong sinh ra, uất lại hóa thành nhiệt, kết tụ lại ở can và đởm mà sinh ra bệnh.

Biểu hiện: miệng đắng, ăn kém buồn nôn vùng bụng trướng đầy khó chịu nước tiểu đỏ, đại tiện lúc táo lúc lỏng, mặt và mắt vàng, vùng sinh dục ẩm ướt và ngứa tinh hoàn trướng đau phụ nữ cũng ngứa ở bộ phận sinh dục, ra nhiều đới hạ có màu vàng và có mùi hôi, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác. Tùy từng chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Do thấp nhiệt uất kết ở can đởm, đường lạc của can không điều hòa, đởm mất sự sơ tiết mà sinh ra chứng hiếp thống (đau hai mạn sườn).

Triệu chứng: miệng đắng, liên sườn trướng đau, vùng ngực khó chịu, ăn kém buồn nôn, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.

Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, sơ can lý khí.

Bài thuốc thường dùng: Long đởm tả can thang: Long đởm thảo 12g trạch tả 12g, sinh địa 12g sài hồ 4g, mộc thông 12g xa tiền tử 12g, đương qui 8g, gia khổ luyện tử 12g, huyền hồ sách 12g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Do thấp nhiệt nung nấu ở can đởm, can mất đi sự sơ tiết, đởm dịch không đi theo đường kinh mà tràn ra ngoài sinh chứng hoàng đản.

Triệu chứng: Do đởm dịch tràn ra ngoài, thấm vào bì phu cho nên mắt, mặt, bì phu có màu vàng, bụng trướng đầy, miệng đắng, ăn kém, đại tiện lỏng. Thấp nhiệt dồn xuống bàng quang nên nước tiểu có màu vàng.

Điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp lợi tiểu.

Bài thuốc thường dùng: Nhân trần cao thang gia giảm. Nhân trần cao 36g, sơn chi tử 8g, đại hoàng 12g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn tùy chứng trạng của bệnh nhân mà dùng liều lượng và gia giảm cho thích hợp.

Đường kinh của can, vòng qua bộ phận sinh dục, thấp nhiệt đi theo đường kinh dồn xuống mà sinh ra một số bệnh ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ.

Triệu chứng: Nhiệt độc nung nấu ở trong, thấp nhiệt bị dồn xuống. Nam giới thì thấp chẩn ở âm namg, tinh hoàn sưng và đau. Nữ giới thì ngứa ở bộ phận sinh dục hoặc ra đới hạ màu vàng, mùi hôi, cục bộ có chỗ sưng đau và ngứa, có trường hợp chảy nước vàng, thường có kiêm chứng họng khô, miệng đắng, hàn nhiệt vãng lai, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp giải độc.

Bài thuốc thường dùng: Long đởm tả can thang (như trên) gia: Kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g hoàng bá 12g. Nếu có sưng ngứa ở bên ngoài thì dùng một số lá như khổ sâm đun lên để ngâm rửa.

Do thấp nhiệt nung nấu ở can, đởm, can đởm mất chức năng sơ tiết, thấp nhiệt dồn xuống bàng quang mà sinh ra chứng lâm (đái dắt).

Triệu chứng: Tiểu tiện đau hay đái vội vàng, nước tiểu có màu vàng đỏ, thường có kiêm chứng đắng miệng đau sườn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác hoặc huyền hoạt.

Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp thông lâm.

Bài thuốc thường dùng: Trầm hương tán hoặc bài Bát chính tán: Trầm hương 20g hoạt thạch 20g, thạch vi 20g cam thảo 10g,  vương bất lưu hành 20g, đương qui 20g, trần bì 10g bạch thược 16g, đông quì tử 10g. Bài Bát chính tán xa: tiền tử 20g, cù mạch 12g, hoạt thạch 30g, chi tử 10g, mộc thông 8g, biển súc 12g cam thảo 4g đại hoàng 8g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật