Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp bằng Đông y hiệu quả

Trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị giãn, với các biểu hiện: Đại tiện đau, khó chịu và rát ở hậu môn, có máu theo phân (có thể dính ở phân, có thể nhỏ giọt hoặc chảy thành tia), ở hậu môn có búi sa ra ngoài, có thể tự co lên hoặc phải lấy tay đẩy vào.

Tùy vào vị trí của búi trĩ, người ta phân thành 3 loại: 

- trĩ nội trĩ ngoại (búi trĩ ở ngay ngoài hậu môn) và trĩ hỗn hợp (bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại). Riêng với trĩ nội, phụ thuộc vào mức độ sa ra ngoài của búi trĩ bệnh được chia thành 4 độ. 

Độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu  

Độ 2: Khi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự co lên được. 

Độ 3: Khi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng không tự co lên được, phải lấy tay đẩy vào. 

Độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, lấy tay đẩy lên cũng không được.

Theo Đông y, nên điều trị bảo tồn trĩ độ 1, 2, trĩ độ 3 ở thời kỳ viêm tắc và bội nhiễm trĩ ở người già Tùy từng trường hợp mà có các cách điều trị như sau:

Trường hợp trĩ nội có chảy máu, người bệnh có triệu chứng đại tiện đau, táo bón, máu ra từng giọt, có thể dùng bài thuốc sau: Hòe hoa (sao đen), kinh giới (sao đen), cỏ nhọ nồi (sao), trắc bách diệp (sao) mỗi thứ 16 g; sinh địa, huyền sâm mỗi thứ 12 g, ngày sắc uống 1 thang.

Trường hợp người bệnh bị sưng đau vùng hậu môn, búi trĩ sưng to, đau, đi lại khó, đại tiện táo, nước tiểu vàng, có thể dùng bài thuốc sau: Hoàng bá xích thược trạch tả hoàng liên mỗi thứ 12 g đại hoàng 6 g đào nhân 8 g, đương quy 8 g, sinh địa 16 g; ngày sắc uống 1 thang.

Trường hợp người bệnh đại tiện ra máu kéo dài, hoa mắt chóng mặt, người mệt mỏi, hay tự ra mồ hôi thì có thể dùng bài thuốc sau: Hoàng kỳ 16 g đẳng sâm 16 g, đương quy 8 g bạch truật 12 g, trần bì 6 g cam thảo 4 g sài hồ 12 g thăng ma 8 g, địa du (sao đen) 8 g, hòe hoa (sao đen) 8 g, kinh giới (sao đen) 12 g. Liều dùng: ngày sắc uống 1 thang.

Người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau để ngâm ngoài hậu môn: Hoàng bá 20 g ngũ vị tử 12 g kim ngân hoa 16 g, hoa kinh giới 12 g, phèn phi 12 g, đun 4 vị thuốc đầu tiên trong 1 lít nước đến khi còn khoảng 700 ml, sau đó cho phèn phi vào đun sôi lên, để tới khi ấm ngâm hậu môn.

Ngoài phương pháp dùng thuốc thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phòng bệnh. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ tránh táo bón tập thể dục đều đặn, tránh dùng quá nhiều các chất kích thích tránh ngồi lâu và tập thói quen đại tiện đúng giờ ngày 1 lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật