Tìm hiểu cây thuốc sâm Ngọc Linh - Công dụng chữa bệnh của loài sâm này

1. Tìm hiểu cây thuốc sâm Ngọc Linh

Cây thuốc quý Sâm Ngọc Linh còn có tên gọi là Sâm Việt Nam, Sâm khu năm. Tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grishv, thuộc họ Ngũ gia.

Cây mọc hoang dưới tán rừng, mới phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Gia Lai, Kontum và Quảng Nam, Đà Nẵng.

Sâm Ngọc Linh là loài thực vật và dược liệu đặc hữu của Việt Nam Đó là một cây thuốc quý của đồng bào Xê Đăng ở Gia Lai KonTum. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, cây này được sử dụng làm thuốc bổ dưỡng, tăng lực phục vụ sức khỏe cho bộ đội và nhân dân vùng trung Trung Bộ.

Sâm Ngọc Linh có những hoạt chất chính là: Saponin triterpen, acid béo, các hợp chất thuộc nhóm vitamin F, acid amin, đường, các nguyên tố vi lượng.

Lá và hoa cây sâm Ngọc Linh làm dược liệu

Lá và hoa cây sâm Ngọc Linh làm dược liệu

Mô tả

Sâm Ngọc Linh là thực vật thân thảo, sống nhiều năm, thân mọc thẳng, cao 30-60cm. Thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ dài có sẹo nhiều đốt. Lá kép chân vịt, có cuống dài, mọc vòng, gồm 5-7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược, mép khía răng Hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân quả mọng khi chín có màu đỏ.

Bộ phận dùng: Thân rễ, rễ củ, có thể dùng cả rễ con. Ngoài ra, lá sâm Ngọc Linh cũng có nhiều tác dụng.

Cách dùng: Ngày dùng 1-2g dưới dạng nước sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây và củ Sâm Ngọc Linh

Cây và củ Sâm Ngọc Linh

2. Công dụng chữa bệnh của sâm Ngọc Linh

Rễ Sâm Ngọc Linh có vị đắng, ngọt rất giống vị của sâm Triều Tiên và tam thất mùi thơm, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư giúp bổ máu, chống mệt mỏi tăng lực, làm dẻo dai, ngủ ngon chữa suy nhược cơ thể suy nhược thần kinh và sinh dục huyết áp thấp đái đường xơ vữa động mạch viêm họng…

Hiện nay, Sâm Ngọc Linh là cây thuốc đứng đầu bảng danh sách những cây thuốc thuộc diện quý, hiếm cực kỳ, có nguy cơ bị tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ quốc gia.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật