Các phương pháp mới điều trị bệnh vảy nến bạn có thể thực hiện tại nhà

Bắt đầu từ năm 2006, ngày 29 tháng mười hàng năm trở thành Ngày quốc tế về bệnh vảy nến. Các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu về bệnh ngoài da có nhiều bất lợi và chưa chữa được này.

Bệnh vảy nến xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như khuỷu, gối, đầu, vùng xương cùng... đôi khi xuất hiện toàn thân, các vảy trắng bong ra khi gãi và để lại một lớp dưới màu hồng, đôi khi có rớm máu.

Vảy nến – Căn bệnh bí hiểm

Căn bệnh bí hiểm này gây thiệt thòi cho 125 triệu người trên thế giới. Bệnh không lây và cũng không gây dị ứng nhưng gây đau đớn và không dự đoán trước được.

Cách điều trị bệnh đang có nhiều tiến triển. Trong 3 năm qua, đã có các thuốc mới rất có tác dụng nhưng cũng không phải hoàn toàn vô hại. Người bệnh dùng nhiều loại kem khác nhau để bôi da, dùng tia tử ngoại, dùng khoáng nước nóng để chữa trị.

Các thuốc hiện đang được sử dụng để điều trị bệnh vảy nến

- Methotrexat - viên nén 2,5 - 5-10 mg, lọ thuốc bột tiêm. Người lớn dùng 12mg/m2 cơ thể trong 1 tuần lễ. Trẻ em 7 - 12mg/m2 cơ thể trong 1 tuần lễ. Người có bệnh suy tủy thận gan dạ dày phụ nữ có thai hay cho con bú không được dùng.

- Cyclosporin - dung dịch uống (100mg/1ml) lọ 100 ml và 50ml. Ống tiêm 1mg/50ml và 5mg/250ml để tiêm truyền tĩnh mạch Viên nang mềm 25 - 100mg. Chỉ định chữa bệnh vảy nến. Ban đầu dùng 2,5mg/kg cơ thể cho 1 ngày, chia làm 2 lần.

Sau 1 tháng, nếu cần có thể tăng liều nhưng không quá 5 mg/kg cơ thể cho 1 ngày dùng. Những bệnh nhân đã dùng thuốc 6 tuần với liều 5mg/kg cơ thể cho 1 ngày mà không thấy hiệu quả cần ngừng thuốc Không dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hay cho con bú.

- Các thuốc khác

+ Các thuốc bôi ngoài: Bệnh nhẹ và vừa có thể dùng các thuốc làm dịu như dithramol, goudron, calcipotriol.

+ Acid salicylic làm giảm diện tích da có vảy nến, thường được kết hợp với dithramol, goudron.

+ Các corticosteroid dùng ngoài da, có tác dụng tốt nhưng có thể gây teo da, độc tính toàn thân nên chỉ dùng cho một số trường hợp đặc biệt.

Bệnh vảy nến giọt thường kèm theo nhiễm liên cầu khuẩn, nên dùng thuốc kháng khuẩn.

Quang liệu pháp (dùng tia tử ngoại B) có hiệu quả với bệnh vảy nến mạn tính và dạng vảy nến giọt (làm tăng hiệu quả của các thuốc goudron, dithranol đã nói ở trên).

Các thuốc psoralen và methoxsalen kết hợp với tia tử ngoại A là liệu pháp toàn thân được ưu tiên lựa chọn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật