Sai lầm dễ gặp khi sử dụng thuốc xịt trị hen suyễn
Một vài điều có thể giúp bạn kiểm soát stress hiệu quả
Glucocorticoid - "Lắm tài, nhiều tật" và những điều nên biết
Các loại thuốc xịt trị hen phế quản được chứa trong các loại bình xịt dưới dạng khí dung khí hóa lỏng hoặc dạng hơi. Thuốc xịt chỉ dùng trong trường hợp lên cơn hen cấp và phải dùng đúng cách, đúng liều lượng quy định thì mới có tác dụng. Nếu dùng sai hoặc dùng không đúng cách, thuốc sẽ không phát huy tác dụng và hơi thuốc sẽ không thể đi vào phế quản, không giúp giảm hen.
Thuốc xịt hen suyễn có tác dụng cắt cơn hen nhanh chóng. Công dụng chính là đối phó các cơn hen cấp tính. Cơ chế chính của thuốc xịt làm giãn phế quản nhằm chống lại cơ chế gây hen co thắt phế quản do tiếp xúc phải các chất dị ứng Nên sử dụng thuốc xịt trước khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng và trước khi vận động để phòng tránh cơn hen cấp xảy ra.
Thông thường, nếu để cơn hen tự nhiên biến mất sẽ mất khoảng từ 30-45 phút, còn nếu xịt thuốc sẽ chỉ mất vài phút sẽ ngắt cơn hen. Và nếu cơn hen xảy ra bất chợt không biết trước thì có thể dùng thuốc xịt để ức chế cơn hen.
Người bệnh dễ mắc sai lầm nào khi dùng thuốc xịt?
Một số lọ thuốc có vạch chỉ thị liều. Khi vạch chỉ thị liều về số 0 hay vạch đỏ thì lọ thuốc đã hết, cần thay lọ khác. Có lọ thuốc không có vạch chỉ thị liều, người bệnh cần ghi lại thời gian bắt đầu sử dụng thuốc và xem hướng dẫn để biết cách kiểm tra khi nào lọ hết thuốc.
Thường thì bác sĩ chỉ định người bệnh về nhà sử dụng thường xuyên các loại ống phun - hít, nhưng khi về, người bệnh lại sợ hít mãi sinh nghiện nên bỏ hít hoặc hạn chế hít để tiêm hoặc uống thuốc Người bệnh không hiểu suyễn là bệnh ở vùng phế quản nên khi tiêm hay uống thuốc thì lượng thuốc theo máu phân tán đi toàn cơ thể, đến với phế quản rất ít. Ngược lại, nơi không có thương tổn như não bộ, hệ tim mạch lại nhận được thuốc.
Dụng cụ phun - hít với mục đích đưa thuốc vào phổi. Nếu dùng sai, thuốc không vào phổi mà bay ra ngoài, hay lượng thuốc hít vào phổi không đủ thì không phát huy tác dụng của thuốc được. Có nhiều dụng cụ hít thuốc khác nhau nên cách hít cũng khác nhau.
Tuy nhiên, một sai lầm phổ biến là người bệnh không nín thở đủ lâu (thường ít hơn 10 giây). Có bệnh nhân khi ngậm dụng cụ, để lưỡi che luôn đầu ống, vì thế, khi xịt thuốc chỉ vào lưỡi mà không vào phế quản phổi. Hậu quả là xịt bao nhiêu thuốc cũng không vào phổi được.
Thực chất, thuốc chỉ có tác dụng khi được đưa sâu vào tận phế quản nên chỉ đạt được mục đích khi người bệnh cố gắng hít thật sâu như người hút thuốc lào. Hít rồi mà ở miệng, mũi thấy có khói thì sẽ lãng phí thuốc xịt mà không ngừa được bệnh. Với loại thuốc hít được nhiều lần, người bệnh khi sử dụng chỉ được thở ra khi không còn ngậm ống hít. Nhưng nhiều người lại thở ra ngay cả lúc đang ngậm ống khiến cho hơi nước từ miệng bay vào thuốc, gây ẩm khiến thuốc mất dần tác dụng cho những lần hít sau mà người bệnh không biết.
Khi bệnh hen được kiểm soát, bệnh nhân ít lên cơn hen không có nghĩa là cơn hen cấp không xuất hiện nữa.Khi sử dụng thuốc xịt vài lần thấy bệnh đã giảm nên không dùng nữa sẽ rất nguy hiểm. Có người bệnh ở nhà không lên cơn, nhưng đi chơi xa lại lên cơn cấp vì tiếp xúc với dị nguyên lạ.
Bệnh nhân hen suyễn mà không có lọ thuốc cấp cứu cắt cơn bên mình có thể rơi vào tình huống nguy hiểm không lường được. Vì vậy, những bệnh nhân bị hen suyễn nên luôn mang theo bên mình thuốc xịt hít (cả thuốc ngừa cơn và thuốc cấp cứu) để kiểm soát các cơn hen cấp và điều hòa triệu chứng của bệnh hen, làm giảm tần suất lên cơn hen của người bệnh.
Nhiều người bệnh không hiểu rõ bệnh hen suyễn mạn tính không thể chữa trị khỏi triệt để nên khi sử dụng thuốc thấy đỡ mà khi ngừng sử dụng vẫn thấy lên cơn hen lại nghĩ mình bị phụ thuộc vào thuốc. Người bệnh nên hiểu rằng việc xịt thuốc ngừa cơn đều đặn (theo đúng chỉ định của bác sĩ) sẽ giúp kiểm soát hen, giảm tần suất lên cơn khó thở hoặc có lên cơn thì triệu chứng cũng nhẹ, giảm ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, bệnh nhân bị hen suyễn cần điều trị thuốc lâu dài, không tự ý ngưng điều trị nếu không có ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng đúng cách để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc dạng xịt
Các thao tác sử dụng thuốc xịt hen suyễn đúng cách là: Lắc bình xịt và xịt kiểm tra ra ngoài không khí trước khi dùng. Hít thở sâu một lần để loại bỏ sạch hết không khí có trong phổi.Ngậm đầu phun của bình xịt vào miệng, sau đó hít thật sâu và phun thuốc vào trong.Bỏ bình xịt ra khỏi miệng và ngưng thở trong vài giây để ngấm thuốc và tránh bị sặc.
Lưu ý: Súc miệng sau dùng thuốc dạng xịt. Việc súc miệng sau hít thuốc giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các thuốc thừa đọng lại ở miệng, họng bệnh nhân sau dùng thuốc. Cách làm: sau dùng các thuốc có corticoid dạng xịt, bột hít, người bệnh ngậm nước sạch, sau đó ngửa cổ, nhẹ nhàng súc miệng, họng rồi nhổ bỏ phần nước này. Làm một lần là đủ giúp loại trừ lượng thuốc thừa, do vậy tránh mắc nấm miệng, họng cho bệnh nhân.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:03 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:04 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:02 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:07 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:09 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:00 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:07 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:07 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:08 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023