Người cao niên lao đao vì thuốc - Nguyên nhân do đâu có tình trạng này sảy ra, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngừa biến chứng của hen suyễn bằng những cách cực đơn giản
Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Bạn không nên bỏ qua bài viết này
Nói theo cách y học thì sự sử dụng dược phẩm theo kiểu này gọi là sự không tuân thủ (non-compliance) và sự không tuân thủ này gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng thuốc.
Dưới đây là những sai lầm trong sử dụng dược phẩm thường xảy ra ở nhóm người cao tuổi và những phương hướng nhằm để tránh những sai lầm này.
Sử dụng thuốc đúng theo những gì được bác sĩ kê toa và hướng dẫn là một việc làm vô cùng quan trọng để có được tính an toàn và hiệu quả.
Sự sử dụng thuốc không đúng theo chỉ dẫn có thể gây quá liều thuốc hoặc thiếu liều thuốc theo nhiều cách thức và theo nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như sự ngưng sử dụng kháng sinh một cách đột ngột do bệnh nhân cảm thấy đã khỏe trở lại, điều này sẽ làm cho vi khuẩn không bị diệt tận gốc và bệnh có thể quay trở lại, nhưng lúc này, con vi khuẩn “tái xuất giang hồ” này đã có thể trở thành một con vi khuẩn kháng thuốc.
Một sai lầm khác trong sử dụng thuốc ở người cao niên là sử dụng thuốc 2 lần (do quên), hoặc giữa 2 lần sử dụng thuốc không đúng khoảng thời gian mà thầy thuốc đã chỉ định. Cũng có nhiều bệnh nhân quá mệt mỏi đến nỗi... không buồn uống thuốc cũng có thể không chuẩn bị đủ thuốc đúng yêu cầu do hoàn cảnh tài chính cũng như không tìm ra phương tiện giao thông để đến nhà thuốc
Cũng có một số bệnh nhân tự quyết định gia giảm liều lượng thuốc vì nghĩ rằng... không cần thiết phải dùng quá nhiều như thế. Vài bệnh nhân cứ dùng rồi ngưng rồi lại dùng một loại dược phẩm nào đó xem như là một sự... “trải nghiệm”. Ngược lại, cũng có một số bệnh nhân tự tăng liều thuốc vì nghĩ rằng “càng nhiều thì càng tốt”.
Để sử dụng dược phẩm một cách an toàn, hiệu quả và đúng đắn, người sử dụng thuốc cần có một kiến thức tối thiểu về những loại dược phẩm mà mình đang sử dụng, cần hiểu sự tương tác giữa dược phẩm với đồ ăn, thức uống (nhất là rượu bia), chẳng hạn như loại kháng sinh tetracycline không được dùng chung với sữa hoặc các sản phẩm được chế biến từ sữa bởi vì tetracycline sẽ bị “vịn” bởi calcium có trong sữa và sẽ bị giảm tác động. Những loại dược phẩm trị đau khớp phải cần uống khi bụng no để không bị kích ứng dạ dày hoặc là có rất nhiều loại dược phẩm sẽ “nổi loạn” khi được dùng chung với rượu.
Một vấn nạn thường xảy ra khi sử dụng dược phẩm ở nhóm người cao tuổi là một bệnh nhân thường đi khám ở nhiều bác sĩ khác nhau. Mỗi bác sĩ cho một loại thuốc riêng, khi uống chung sẽ gây ra sự tương tác thuốc.
Hậu quả là chưa chữa được bệnh này đã rước thêm nhiều bệnh khác. Trong khi bác sĩ thì cứ chắc mẩm rằng bệnh nhân uống thuốc đúng như mình đã chỉ dẫn mà không biết bệnh nhân đã hoặc đang dùng thuốc này với những loại thuốc khác.
Sự sử dụng dược phẩm sai phổ biến là... mượn toa của bệnh nhân khác để mua thuốc. Nên nhớ rằng thuốc ai lấy uống, cho dù triệu chứng bệnh có giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau và phương hướng trị liệu cũng khác nhau. Cho dù chung bệnh, chung triệu chứng nhưng đáp ứng với thuốc của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau.
Có nhiều bệnh nhân lớn tuổi rất... khó tính đến nỗi không thèm đi khám bệnh, tự tin vào khả năng tự chữa bệnh của mình và tự mua thuốc để “tự xử”. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng, nếu không chết tức thì thì cũng “ôm” bệnh hậu dài lâu.
Có rất nhiều cách nhằm giúp người cao niên sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả như việc thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, bao gồm các thuốc được kê từ bác sĩ khác, từ nha sĩ, từ lương y...
Cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết khi nhận thấy những dấu hiệu lạ sau khi sử dụng thuốc. Người sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc hoặc sử dụng một loại thuốc trong một khoảng thời gian dài cần phải yêu cầu bác sĩ thẩm định lại. Khi một loại thuốc mới được kê toa (loại thuốc mà người bệnh chưa bao giờ sử dụng), người bệnh cần phải hỏi rõ thầy thuốc các thông tin về thuốc như điều kiện bảo quản thuốc, tương tác thuốc, tác dụng phụ và nhưng điều cần phải làm khi tác dụng phụ hoặc sự tương tác thuốc xảy ra.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:05 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:02 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:01 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:01 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:00 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:07 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:05 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:06 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:05 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:01 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023