Thuốc nhỏ mũi naphazolin cảnh báo về biến chứng nhức đầu, ức chế hô hấp nguy hiểm
Khi bị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi ngạt mũi sổ mũi người bệnh thường dùng thuốc nhỏ mũi hoặc xịt mũi với mong muốn giảm thật nhanh các triệu chứng này. Naphazolin là thành phần chính trong thuốc nhỏ mũi, xịt mũi có tác dụng giúp giảm tình trạng nghẹt mũi nhờ tác dụng làm co mạch.
Thuốc được dùng để giảm triệu chứng và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp hoặc mạn tính viêm mũi xoang dị ứng cảm lạnh Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, naphazolin làm co tại chỗ các tiểu động mạch đã bị giãn, giảm lưu lượng máu qua mũi và giảm sung huyết. Mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời, sau đó thường bị ngạt mũi trở lại ở mức độ nhất định. Tác dụng co mạch đạt trong vòng 10 phút và kéo dài trong khoảng 2 - 6 giờ.
Do thuốc làm thông mũi nhanh, tình trạng ngạt mũi được cải thiện đáng kể nên dễ bị lạm dụng. Liều dùng thông thường của naphazolin là nhỏ 1 - 2 giọt hoặc xịt vào lỗ mũi, 3 - 6 giờ một lần.
Không nên dùng nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại. Không dùng naphazolin cho trẻ dưới 7 tuổi. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%. Với trẻ dưới 7 tuổi, khi cần thiết, dùng dung dịch 0,025% theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Chỉ được dùng dung dịch 0,05% cho trẻ em dưới 12 tuổi khi có chỉ định và giám sát của thầy thuốc. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ, người bệnh cần ngừng thuốc và đi khám bác sĩ.
Con gái bạn mới 5 tuổi là nằm trong diện chống chỉ định của thuốc naphazolin (không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi), nên dùng thuốc dễ bị ngộ độc cấp tính. Cháu còn bé lại chưa ý thức được liều dùng nên việc nhỏ naphazolin nhiều lần trong ngày như vậy là dùng quá liều thì tình trạng ngộ độc thuốc lại càng dễ xảy ra.
Các triệu chứng ngộ độc cấp xảy ra khi dùng thuốc nhỏ mũi naphazolin là: chóng mặt nhức đầu vã mồ hôi thần kinh bứt rứt, run rẩy, lơ mơ. Nếu nặng, trẻ có thể hôn mê co giật và ức chế hô hấp như thở chậm, hoặc ngưng thở gây nguy hiểm đến tính mạng...
Bạn cần lưu ý, với bất kể loại thuốc nào, dù là bôi ngoài da hay nhỏ mũi thì cũng cần dùng đúng liều theo chỉ định của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc cho con hoặc để thuốc trong tầm tay để trẻ tự ý lấy thuốc dùng, như vậy sẽ dễ bị ngộ độc rất nguy hiểm. Bạn nên đưa con đi khám để được chỉ định dùng thuốc và khắc phục tình trạng ngộ độc thuốc của con.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:02 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:03 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:08 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:03 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:02 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:09 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:09 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:03 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:00 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:02 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023