Các mẹ cứ tin tưởng vào VẺ NGOÀI bóng bẩy của KHOAI TÂY bán tại siêu thị thì có ngày lao đao vì NGỘ ĐỘC

Cứ đinh ninh là đi siêu thị để mua khoai tây cho an toàn, không phải hàng Trung Quốc nhưng ngờ đâu mua về lại không phải như vậy. Dù mua ở đâu thì vẫn phải bỏ túi những mẹo chọn khoai ngon nếu không thì chỉ có nhịn ăn.

Dạo gần đây em cứ nghe các chị chia sẻ về việc mua khoai tây ngoài chợ về gọt ra củ nào của nấy thâm đen hết cả, không thì cũng lổm chổm sẹo thậm chí có củ còn phải vất đi không ăn được. Thấy vậy chị nào cũng chia sẻ là khoai Trung Quốc đừng nên mua ngoài chợ bán đại trà lắm cứ vào siêu thị mà mua cho nó an toàn.

Chứ mua hàng chợ ngâm pahri hóa chất thì độc hại lắm, chọn thực phẩm mà không kỹ gia đình ăn vào thì nguy hại sức hỏe lắm. Em nghe vậy cũng ớn quá nên nào dám mua ở ngoài, cứ vào siêu thị mua thôi vì đinh ninh vào đây khoai ngon, không sợ hàng Trung Quốc nữa. Nhưng đến khi mua rồi mới biết các chị ạ, kiểu như “trong chăn mới biết chăn có rận” vậy đấy các chị ạ.

Các chị biết không khoai tây trong siêu thị trông bề ngoài rất bóng bẩy đẹp mắt nhưng khi mua về lại mọc mầm hoặc ngả sang màu xanh vô cùng độc hại.

Hôm trước em cũng mua vội không chọn kỹ, cứ nghĩ khoai trong siêu thì thì chắc chắn an toàn rồi, mà nhìn trong đấy ánh đèn thế nào không nhìn ra màu xanh các chị ạ, về nhà để đến hôm sau đã mọc mầm, vỏ thì chuyển sang màu xanh hết cả mà khoai này ăn vào chỉ có độc thôi ạ, em sợ quá ngẫm nghĩ một lúc lâu thì hiểu ra tại sao mua khoai tây trong siêu thị mà không để ý kỹ rất dễ mua phải khoai mọc mầm là vì thế này :

Bình thường, củ khoai tây có ruột và vỏ màu vàng nhạt, ăn lúc này an toàn. Nhưng nếu khoai tây tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian dài vỏ sẽ biến dần sang màu xanh – cũng là lúc nó sản sinh ra và tăng tốc độ sản xuất solanine – chất độc gây hại cho người ăn.

Trong khi đó, nếu ở các chợ dân sinh dưới ánh sáng ban ngày còn dễ phát hiện ra khoai tây vỏ xanh, khoai mọc mầm. Nhưng ở các siêu thị mini, cả siêu thị lớn rất dễ mua phải khoai tây có vỏ chuyển sang màu xanh, vừa thiệt thòi cho người mua, vừa có nguy cơ ngộ độc. Nguyên nhân là cả ngày đêm trong thời gian dài khoai tây đều được bày bán dưới ánh sáng đèn điện – điều kiện thuận lợi để khoai tây chuyển vỏ từ màu vàng sang màu xanh, mọc mầm, sinh chất độc.

Mặt khác, dưới ánh đèn của siêu thị không dễ gì phát hiện khoai tây chuyển màu. Người dân chỉ chọn củ khoai chắc, ngon mắt để mua. Khi chế biến mới phát hiện ra vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh, có mầm, và phải vứt đi. Còn ngoài thị trường, tiểu thương thường “tân trang” củ khoai bằng cách cắt bỏ hết mầm khoai, việc phát hiện khoai tây mọc mầm sẽ khó hơn.

Ăn phải khoai tây mọc mầm hoặc mốc xanh rất độc

Nếu trường hợp mua phải khoai tây đã bị mọc mầm hoặc chuyển xanh sẽ rất dễ gây ngộ độc. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng nôn mửatiêu chảy Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng tiêu chảy giãn đồng tử sốt theo cơn, ảo giác đau đầu sốc, hạ thân nhiệt tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại đau bụng, nhìn kém, nôn…

Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alkaloid cũng như mức độ điều trị và trợ giúp y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây cũng đã được ghi nhận, mặc dù rất hiếm.

Cách xử lý khoai tây mọc mầm

 Không cẩn thận, chất độc trong khoai tây có thể khiến gia đình bạn bị ngộ độc.

Không cẩn thận, chất độc trong khoai tây có thể khiến gia đình bạn bị ngộ độc.

Để loại bỏ các chất độc solanin cần gọt kỹ vỏ, chất này cũng có thể tan trong nước và khi ngâm nước có thể cho thêm vài hạt muối trước khi nấu vài giờ để loại bỏ chất độc.

Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ nếu ta không bỏ cả củ thì ít nhất cũng phải bỏ hết mầm và khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ (chứ không chỉ cạo sơ qua như nhiều người vẫn làm). Sử dụng lò viba (vi sóng) cũng chỉ có tác dụng làm giảm chút ít.

Tốt nhất vẫn là loại bỏ chúng đi mà không nên tiếc.

Làm thế nào để tránh ngộ độc khoai tây?

Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng việc lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.

Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Nên chọn khoai còn rắn, chắc tay, không có mầm khi mua tại chợ, siêu thị. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

Bảo quản khoai tây như thế nào là tốt nhất?

Khoai tây mọc mầm nhờ sự ấm áp, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy, bạn không nên để khoai tây ở nơi có ánh sáng, nên cất khoai chưa rửa ở nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay, đặc biệt không trữ khoai tây quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.

Cho khoai tây vào thùng thoáng khí và không bị ẩm.

Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố

Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C).

Ngoài việc chọn khoai tây tránh trúng khoai mọc mầm, mốc xanh ra thì một số chị còn lo ngại về mua nếu có mua ngoài chợ mà sợ trúng khoai Trung Quốc thì sao, nên em cũng chỉ các Chị cách phân biệt luôn

Khoai Trung Quốc

Khoai tây tung quốc có kích thước củ to, dài hơn khoai Đà Lạt.

Khoai tây tung quốc có kích thước củ to, dài hơn khoai Đà Lạt.

Kích thước củ to, dài hơn khoai Đà Lạt

Có độ đồng đều cao

Vỏ dày, có các chấm nhỏ li ti.

Có mắt ở củ to hơn.

Bên trong ruột trắng hơn.

Khoai tây Đà Lạt

Khoai tây Đà Lạt củ không đều, vỏ mỏng, dễ trầy xước

Khoai tây Đà Lạt củ không đều, vỏ mỏng, dễ trầy xước

Kích thước củ vừa phải, thường có hình bầu dục, tròn.

Ít đồng đều.

Vỏ mỏng hơn nên dễ bị trầy xước.

Có mắt ở củ nhỏ hơn.

Bên trong ruột có màu trắng đục.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật