Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo lực học đường không thể bỏ qua

Trẻ thường xuất hiện những vết bầm tím, trầy xước trên cơ thể, đồng thời có dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý, tính cách.

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối của nền giáo dục hiện nay. Bạo lực cả thể chất lẫn tinh thần khiến những nạn nhân bị tổn thương tâm lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe Nếu không ngăn chặn và chấm dứt vấn nạn này sẽ gây nguy hại đến những thế hệ tương lai của đất nước.

Câu chuyện nữ sinh lớp 7 bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng tại Trường Lý Tự Trọng, tỉnh Trà Vinh vừa qua đã khiến dư luận bàng hoàng đau xót và phẫn nộ. Điều đáng nói ở đây là ngay cả gia đình và giáo viên phụ trách lớp đều không biết sự việc này cho đến khi có đoạn video clip ghi lại cảnh em bị các bạn cùng lớp đánh được phát tán trên mạng.

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối của nền giáo dục hiện nay

Bạo lực học đường là một vấn nạn nhức nhối của nền giáo dục hiện nay

Chính điều này là một trong những nguyên do khiến tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng bởi không có sự kiểm soát chặt chẽ của phụ huynh và nhà trường. Để ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng này, gia đình cần chú ý và quan tâm đến một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo lực học đường sau đây:

Sự bất thường trên cơ thể

Trẻ bị bạo lực về thể chất sẽ xuất hiện những vết thương như vết bầm tím vết cắn, trầy xước, bỏng gãy xương hoặc các chấn thương khác ở trên người mà không có một lời giải thích rõ ràng, chính đáng.

Bạn cần để ý vùng mặt, vùng lưng, bàn chân gan bàn tay… của trẻ là vị trí trẻ thường xuyên bị đánh đập. Khi trẻ luôn kêu đau mệt mỏi khó chịu trong người, những vết thương xuất hiện nhiều lần là dấu hiệu đáng báo động.

Dấu hiệu bất ổn về tâm lý

- Thường xuyên mất ngủ hay gặp ác mộng hay giật mình lúc nửa đêm rồi ngồi khóc, nói mê, toát mồ hôi nhiều…

- Lảng tránh những biểu hiện yêu thương của cha mẹ hoặc tự nhiên bám dính chặt lấy cha mẹ không rời.

Vùng mặt, lưng, bàn chân, gan bàn tay… là vị trí trẻ thường xuyên bị đánh đập

Vùng mặt, lưng, bàn chân, gan bàn tay… là vị trí trẻ thường xuyên bị đánh đập

- Thường xuyên cáu gắt tức giận tỏ ra bất cần, bướng bỉnh, không nghe lời bố mẹ, trả lời câu hỏi của gia đình một cách gượng ép hoặc lảng tránh vấn đề.

- Hay khóc, cảm thấy hoảng loạn, sợ sệt khi đến trường học hay đến địa điểm nào đó, hoặc khi tiếp xúc với những người khác.

- Có những biểu hiện của sự rối loạn trong cách sắp xếp ngôn từ như nói lắp, nói không thành lời... Trẻ cũng hay kêu đau đầu đau bụng mà không có dấu hiệu cụ thể nào của bệnh tật.

Sự thay đổi thói quen hàng ngày

- Thay đổi thói quen ăn uống thường ngày, ăn ít hơn và thường xuyên bỏ bữa chán ăn và mệt mỏi, kêu đau bụng để không phải ăn.

- Không còn thích đến trường, luôn lấy lý do để được nghỉ học, tìm cách vắng học thường xuyên, thành tích học tập sa sút. Khi học không tập trung và luôn bị giật mình.

Nếu trẻ ngại giao tiếp, rất có thể trẻ bị bạo lực học đường

Nếu trẻ ngại giao tiếp, rất có thể trẻ bị bạo lực học đường

- Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thường xuyên ở nhà một mình, thu mình vào một góc tối, không đi chơi hay giao lưu với mọi người như thường ngày.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết kể trên, để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời trẻ bị bạo lực học đường, phụ huynh cũng cần thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm và giám thị để theo dõi quá trình học tập và sinh hoạt của con em mình tại trường. 

Bố mẹ nên thường xuyên quan tâm và đặt câu hỏi với con trẻ về những hoạt động, việc làm ở trường của trẻ hàng ngày. Luôn kiểm tra và dạy con học bài để kết hợp quan sát, nhận thấy những dấu hiệu bất thường của trẻ. Nếu phát hiện có những điều khác lạ, cha mẹ cần liên hệ ngay với nhà trường để phối hợp giải quyết, xử lý kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật