Hành động rất quan trọng khi sơ cứu đuối nước không thể không biết

Mùa hè, nguy cơ tử vong do đuối nước tăng cao, chủ yếu ở các vùng nông thôn, miền núi.

Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu trong số các tai nạn thương tích gây tử vong ở trẻ nhỏ. Mới đây nhất là trường hợp bé trai 4 tuổi cùng ông nội sang nhà hàng xóm chơi, không may bị ngã xuống ao nhưng người lớn không biết. Khi được phát hiện, cháu bé đã qua đời.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị đuối nước

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị đuối nước

Tại sao cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị đuối nước?

- Do trẻ nhỏ chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng xử lý trong môi trường nước.

- Người lớn không biết bơi nhưng vẫn ra sông, hồ để tắm.

- Sự nhận thức không đầy đủ dẫn tới thiếu trách nhiệm, bất cẩn và sao nhãng của cha mẹ, thầy cô giáo trong việc trông nom, bảo vệ trẻ.

- Môi trường sống học tập sinh hoạt của trẻ còn thiếu sự an toàn. Tại nhiều nơi, đặc biệt những vùng có sông, suối, ao, hồ… thiếu biển báo, rào chắn nên trẻ vẫn tắm, bơi dẫn đến tình huống nguy hiểm không ai biết để xử lý kịp thời.

- Việc chấp hành các quy định về an toàn đường thủy chưa nghiêm túc. Các phương tiện giao thông đường thủy còn thiếu trang thiết bị sử dụng cho việc cứu hộ.

Xử lý kịp thời khi thấy người đuối nước

Nếu thấy có người bị đuối nước, trước tiên cần kêu gọi thêm sự giúp đỡ của mọi người. Nếu không biết bơi thì không được vội vàng nhảy xuống cứu người bị nạn cho dù nước nông, nóng vội có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tương tự. Cố gắng tìm được người biết bơi để cứu nạn nhân.

Tình trạng trẻ em tắm sông, suối khá phổ biến ở nhiều vùng miền

Tình trạng trẻ em tắm sông, suối khá phổ biến ở nhiều vùng miền

Quan sát xung quanh, hãy tìm một chiếc sào, gậy hay một sợi dây hoặc đồ gì có khả năng nổi trên mặt nước rồi quăng ra vị trí của người đuối nước để họ có điểm để bám vào. Sau đó cố gắng kéo họ lên bờ.

Còn nếu bạn biết bơi, thậm chí bơi tốt thì hãy nhanh chóng xuống nước để cứu người bị nạn. Tuy nhiên cần chú ý cách tiếp cận nạn nhân để tránh bản thân mình cũng bị ôm cứng, dẫn đến cả hai cùng chìm xuống nước. Nhanh chóng vòng tay qua nách, dùng chân và một tay còn lại bơi vào bờ. Đồng thời, nhờ người gọi ngay xe cấp cứu.

Sơ cứu người ngạt nước

Với người bị ngạt nước, sơ cứu tại ngay chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân, tránh để lại di chứng về sau.

Cần tiền hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay lập tức sau khi đưa được nạn nhân lên bờ hay thuyền.

Chọn nơi bằng phẳng, đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, miệng và đường hô hấp của nạn nhân.

Cần phải có kỹ năng cứu người đuối nước, nếu không bạn có thể trở thành nạn nhân

Cần phải có kỹ năng cứu người đuối nước, nếu không bạn có thể trở thành nạn nhân

Đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng 2 ngón tay cái và trỏ bóp mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng của họ.

Nếu ngừng tim thì phải ép tim ngoài lồng ngực.

Trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Còn nếu có 2 người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim, thực hiện cho đến khi tim đập và hô hấp trở lại.

Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Lưu ý:

- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách để gọi xe cấp cứu hoặc phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất.

- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước. Như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi, chỉ cần chậm trễ 4 phút nạn nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ chết não

- Khi ép tim cho nạn nhân, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn, nhất là trẻ nhỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật