Khám phá sự thật về răng khôn co thể bạn chưa biết

Chiếc răng khôn tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguy cơ tiềm ẩn nhiều vấn đề về răng miệng và nướu.

1. Sự thật về răng khôn

Răng khôn là chiếc răng hàm số 8, hay còn gọi là răng hàm lớn thứ ba. Đây là chiếc răng cuối cùng, mọc khi con người trưởng thành, vì vậy gọi là răng khôn. Thông thường, tuổi mọc răng này của con người là 17 - 25 tuổi.

Răng khôn không bao giờ mọc trên bề mặt của nướu răng mà thường mọc sâu trong nướu. Chính vì vậy, khi hàm không đủ chỗ trống dành cho răng khôn nó sẽ thường mọc lệch chèn vào răng bên cạnh hoặc mọc ngầm bên trong nướu. Đây chính là nguyên nhân khiến răng khôn là thủ phạm của các vấn đề về nướu và sức khỏe răng miệng.

2. Ích lợi của răng khôn

Nếu răng khôn mọc đúng vị trí, nó giúp bạn có đủ răng trên khuôn hàm, thực hiện tốt chức năng của hàm răng trong việc nhai và cắn xé các loại thức ăn, nhất là thức ăn rắn. Đồng thời, việc mọc đúng cũng giúp hàm răng chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, răng khôn còn giúp phục hình răng trong trường hợp mất răng số 7 bên cạnh. Nếu răng khôn mọc thẳng đúng vị trí, nó giúp làm trụ cho cầu răng vững chắc hơn.

3. Các vấn đề liên quan đến răng khôn

- Mọc răng khôn sẽ khiến bạn đau đớn: Con người ngày càng tiến hóa hơn. Vì vậy, tác dụng của chiếc răng khôn ngày càng trở nên không cần thiết, hàm răng cũng vì thế mà dần không còn dành đủ chỗ cho răng mọc thêm. Thêm vào đó, răng khôn thường mọc sâu trong nướu. Điều này khiến mỗi khi chiếc răng khôn mọc lên sẽ gây sưng nướu đau đớn, khó chịu.

- Răng khôn mang theo nhiều rắc rối về sức khỏe răng miệng:

Vì răng khôn ở vị trí trong cùng của hàm răng nên rất khó làm sạch, dễ là nơi tích tụ vi khuẩn thức ăn thừa gây sâu răng hôi miệng và các vấn đề về răng miệng khác.

Việc mọc răng khôn rất dễ gây viêm lợi Đây là nhiễm trùng thường gặp khi mọc răng khôn do phần nướu xung quang răng khôn bị sưng tấy và viêm nhiễm. 

Bệnh viêm nha chu: Do ổ răng khôn thường mọc sâu trong nướu khiến xương răng, phần xương hàm chứa túi răng và ổ nha chu nằm khá sâu rất dễ gây viêm nhiễm nếu không vệ sinh sạch sẽ.

Răng mọc chen chúc: Khi xương hàm không còn đủ chỗ cho răng khôn, nó thường mọc kẹt, hoặc chèn ép khiến các răng mọc chen chúc nhau. Việc này rất nguy hiểm, ngoại trừ gây mất thẩm mĩ, nó còn có thể gây lên tình trạng tiêu xương răng.

Ảnh hưởng tới các răng bên cạnh: Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch có thể làm tổn hại đến các răng bên cạnh do việc chèn ép lẫn nhau, ảnh hưởng đến chân răng, dễ gây tiêu xương răng. Mọc răng khôn cũng rất dễ khiến thức ăn dư thừa bị tích tụ, gây sâu răng khôn và sâu răng bên cạnh.

Viêm mô tế bào: Việc mọc răng khôn có thể gây viêm nhiễm nướu và hàm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe khoang miệng viêm nhiễm nướu, tiêu xương chân răng…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật