Mách nhỏ cách chữa gà chọi bị khò khè sau khi ‘chiến đấu'

Gà chọi và bộ môn đá gà dường như đã trở thành truyền thống và ăn sâu vào đời sống của người dân Việt Nam. Thực tế có không ít người coi gà chọi là thú cưng giống như người bạn đời của mình, ăn ngủ với nó và chăm sóc nó rất chu đáo. Đó chính là lý do mà khi gà có bất cứ dấu hiệu suy yếu hay bệnh tật nào thì người nuôi nó cũng vô cùng lo lắng, thậm chí lo đến mất ăn mất ngủ.

Một trong những kỹ thuật nuôi dưỡng gà chọi là cách chữa gà chọi bị khò khè sau khi đi đá về, tuy nhiên thì không phải ai cũng thành thạo kỹ thuật này. Sau đây, hãy cùng Suckhoe.vn tìm hiểu kỹ hơn nữa các bài thuốc chữa bệnh cho gà chọi nhé.

Tại sao gà chọi khi đá về thường bị khò khè?

Sau khi ‘chiến đấu’ về, những chú gà gọi dù thắng hay thua cũng phải chịu tổn thương trên cơ thể, thấy vậy nên nhiều người thường không dám đụng vào chú gà của mình. Sợ làm chúng đau chính là nguyên nhân khiến cho vết thương càng lâu khỏi hơn và tiềm tàng nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Ngoài ra, gà chọi bị mất sức sau khi lâm trận sẽ dễ bị lên đờm dẫn đến triệu chứng khò khè nếu như người nuôi không biết cách chăm sóc cho nó, đặc biệt là khi để cho gà chọi ngủ ở chỗ lạnh. Triệu chứng khò khè do đờm thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác nữa như đi ngoài ra phân xanh hoặc phân trắng.

Cách chăm sóc gà chọi sau khi đá về

Với những chú gà chọi máu chiến, đặc biệt là những chú gà khỏe mạnh thì chúng thường rất sung trong các trận đấu nên hay bị mất sức rất nhiều. Do đó, sau khi đá về, trước khi nghĩ đến cách chữa gà chọi bị khò khè thì người nuôi cần chú ý đến các kỹ thuật chăm sóc gà chọi sau đây:

- Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ cho gà bằng nước ấm sau khi đá về. Đặc biệt là dùng thuốc để xoa bóp massage thư giãn cho chúng để các tổn thương mau lành lặn trở lại. Lưu ý là không nhốt gà hay để chúng ngủ ở những nơi bị lạnh nhé.

- Sau khi đá về, bạn phải hiểu chú gà của mình, xác định mức độ tổn thương của nó để có cách xử lý phù hợp. Lưu ý là không nên cho gà chọi ăn thóc hay ăn mồi, thay vào đó thì bạn nên cho chúng ăn cơm nóng và uống nhiều nước do sau khi đá, gà chọi bị mất nhiều nước và toàn thân đau nhức dẫn đến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn. Trong trường hợp chú gà của bạn không đủ sức tự ăn cơm thì bạn nên dành thời gian để đút cơm cho chúng, nhưng không nên để nó ăn quá no nhé.

- Để giữ ấm cho gà, giúp gà mau chóng hồi phục khỏe mạnh sau khi ‘chiến đấu’, bạn có thể thắp điện sưởi cho nó và thường xuyên kiểm tra xem nó có bất cứ triệu chứng gì bất thường hay không để điều trị kịp thời.

Các cách chữa gà chọi bị khò khè sau khi ‘chiến đấu’

Nếu như gà chọi của bạn bị đờm đi ngoài và khò khè khó thở thì bạn nên cho gà dùng thuốc tiêu đờm của người, thuộc đặc trị đi ngoài của gà và bổ sung thêm cả viên b1 nữa nhé. Nếu vẫn không khỏi thì bạn có thể cho gà ăn lá trầu không được vò nát cùng với một ít muối ăn đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất khác, nhưng tuyệt đối không cho chúng ăn mồi vào thời điểm nhạy cảm này nhé.

Ngoài ra, để giảm bớt đờm cho chú gà chọi của mình, bạn nên thả cho gà chạy nhảy thoải mái và dùng tay vỗ sạch đờm, sau đó vần hơi, hâm nóng cho gà chọi, thậm chí là cho nó vài chiêu đòn để kích thích sức đề kháng Đừng lo lắng quá nhé, đấy chính là cách chữa gà chọi bị khò khè rất hiệu quả theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi rồi đấy.

Mẹo nhỏ này: Nếu bạn muốn gà khỏe mạnh và thực sự sung sức trước trận đấu tiếp theo thì trước đó 2 ngày, bạn nên cho gà uống canxi ống dung tích 0,5cc (đối với gà 1 kg) hay 1cc (đối với gà 2 kg).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật