Bật mí những giá trị chữa bệnh của mèo theo kinh nghiệm dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của mèo là thuốc chữa bệnh thông thường:

Thịt mèo, tên gọi là miêu nhục, có vị ngọt, mặn, chua, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thũng, chống lao lực, giải độc giảm đau chữa bệnh báng bụng, lao chóng mặt trĩ mạn tính mụn nhọt Cụ thể, chữa loét dạ dày hành tá tràng; thịt mèo ninh nhừ, thêm ít muối và rượu ăn trong ngày. Chữa thần kinh suy nhược; xuất huyết dưới da do dị ứng; thịt mèo 100g thái nhỏ, hấp cách thủy với đẳng sâm 30g, long nhãn 15g. Ăn cái uống nước

Ở Trung Quốc, thịt mèo được sử dụng dưới những dạng thuốc rất đa dạng:

Chữa tràng nhạc có hạch chảy máu mủ: thịt mèo 100g tẩm ướp gia vị rồi nấu canh hoặc hầm, ăn vào lúc bụng đói.

Chữa chứng gan thận hư nhược: thịt mèo 100g nấu chín với khởi tử 25g hoàng tinh 10g, long nhãn 8g. Ăn cả cái lẫn nước. 

Xương mèo (miêu cốt) vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, trừ thấp, giảm đau trấn tĩnh. Khi ăn phải thịt thú rừng bị trúng độc, lấy xương mèo đốt thành tro, hòa vào nước uống sẽ hết độc.

Chữa suy nhược, chân tay đau nhức: xương mèo (nhất là mèo đen) nấu cao rồi pha nước uống hằng ngày. Thuốc rất thích hợp với người cao tuổi.

Chữa tràng nhạc: xương mèo sao khô, tán bột, uống liên tục trong 1 tháng.

Chữa trĩ, mụn nhọt: xương mèo nướng, nghiền thành bột cùng với xạ hương, hồng hoàng, trộn đều làm thành viên uống.

Xương đầu mèo đốt thành tro, tán nhỏ, mỗi lần uống 12g với rượu chữa ho suyễn do đờm khí hoặc bôi ngoài, chữa lở ngọc hành ở trẻ em (Nam dược thần hiệu).

Mật mèo (nhất là mèo đen), tên thuốc là miêu đởm, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng giảm đau chống co thắt, chữa hen, suyễn đau bụng kinh niên. Khi dùng lấy nước mật hòa với rượu uống hằng ngày.

Mỡ mèo chữa bỏng, vết thương. Da lông mèo đốt thành tro trộn với dầu vừng bôi chữa tràng nhạc, mụn nhọt.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật