Chị em cần chú ý đến sức khỏe khi thấy kinh nguyệt không "ngoan"

Kinh nguyệt không chỉ thể hiện chức năng sinh sản mà còn biểu hiện cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Các bệnh thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là rối loạn kinh nguyệt, hành kinh ngắn ngày, máu kinh ra nhiều, rong kinh, bế kinh, đau bụng kinh.

1. Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng vòng kinh thất thường, không theo chu kỳ nhất định nào.

Vòng kinh chuẩn nhất là 28 ngày tính từ ngày đầu tiên có kinh của tháng này đến ngày đầu tiên có kinh của tháng sau. Nếu khoảng cách ngày hành kinh tháng này đến sớm hay đến muộn dưới 7 ngày so với tháng trước thì các chị em phụ nữ chưa cần lo lắng. Còn với những người thường xuyên bị kinh nguyệt đến sớm hay muộn quá 7 ngày thì nên đi kiểm tra hay uống thuốc để kịp thời điều chỉnh lại.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do huyết hư khí hư (bị thiếu), huyết trệ, khí trệ (thiếu) hoặc đôi khi do đàm ẩm. Căn cứ vào từng nguyên nhân gây ra mà có cách điều trị.

2. Hành kinh ngắn ngày

Hành kinh ngắn ngày là số ngày hành kinh, số lượng máu kinh ra ít hơn so với những tháng trước đó. Bình thường lượng máu kinh chảy ra trong mỗi chu kỳ là khác nhau tùy từng phụ nữ và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml. Số ngày kéo dài chuẩn nhất từ lúc có kinh đến khi sạch kinh là 3, 4 ngày.

Tuy nhiên một số trường hợp đột nhiên rút xuống chỉ còn 1, 2 ngày, hay lượng kinh ra nhỏ giọt. Nếu tình trạng này cứ ngày một giảm dần về cả số lượng chất lượng thì có thể đó là một dấu hiệu bị suy sớm buồng trứng

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khí huyết bị hư nhược, đàm huyết ứ trệ gây ra. Biểu hiện là hành kinh 1, 2 ngày rồi hết, lượng máu kinh ít, vài giọt, màu kinh nhạt, loãng da mặt trắng bệch chóng mặt hồi hộp...

3. Máu kinh ra nhiều

Ở một số người, cũng có tình trạng kinh nguyệt ra quá nhiều trong ngày hành kinh. Nếu cứ để tình trạng này, cơ thể bị mất máu nhiều, người gầy yếu. Máu kinh ra nhiều có hai thể là do khí hư không cố nhiếp (không cầm) và máu nóng chảy càn.

- Ở thể thứ nhất biểu hiện kinh màu nhạt, mặt trắng bệch, hồi hộp mệt mỏi bụng dưới đau ăn uống kém.

- Thể thứ 2 do máu nóng chảy càn: thể hiện kinh màu đỏ tươi, bụng chướng, miệng khát, đại tiện bí nước tiểu vàng.

4. Rong kinh

Đây là một chứng bệnh, không phải hành kinh. Huyết từ âm đạo ra nhiều, hoặc huyết ra ít nhưng kéo dài không dứt, có khi kinh kéo dài mãi không cầm hoặc kinh huyết bỗng chốc xuống nhiều, không cầm.

Có hai thể là do hai mạch Xung, Nhâm bị tổn thương và do khí huyết hư không cố nhiếp.

- Do khí huyết tạng phủ không điều hòa, hai mạch Xung, Nhâm bị tổn thương, không cố nhiếp gây ra.

- Do khí huyết hư không cố nhiếp: máu chảy lai nhai không cầm, biểu hiện màu nhạt, mặt trắng, mệt mỏi, ăn ít, đại tiện lỏng.

5. Bế kinh

Vô kinh cũng là một hiện tượng không phải hiếm gặp đối với chị em phụ nữ. Trong đó có hai dạng vô kinh nguyên phát (đến tuổi trưởng thành mà không có kinh) và vô kinh thứ phát (có kinh rồi mất - hay còn gọi là bế kinh). Riêng chứng vô kinh nguyên phát cần đến ngay bệnh viện khám để tìm nguyên nhân, sau đó mới nên cân nhắc là chữa trị theo đông y hay tây y.

6. Đau bụng kinh

Nguyên nhân do máu không lưu thông thiếu máu khí yếu... gây bế tắc kinh nguyệt, hành kinh không thông suốt. Có người bị đau trước, trong hay sau kỳ kinh. Thông thường đau bụng kinh hay đi kèm cục máu đông

Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác như: bụng dưới đau lạnh, đau lan ra lưng, kinh màu đỏ, có cục máu ứ lưỡi trắng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật