Liệu bạn đã biết cách sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách chưa?

Không những thế, nhiều tên thuốc còn được gọi khác nhau, mỗi loại thuốc lại được bào chế dưới nhiều dạng như tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài cũng có nhiều dạng như thuốc viên, thuốc nước, thuốc gói, thuốc cốm... Vì vậy, các loại thuốc này phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được sử dụng.

Không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc kháng sinh

Không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc kháng sinh

Thế nào là cách sử dụng thuốc kháng sinh đúng?

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không. Nếu không sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách, người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng kháng kháng sinh

2. Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.

3. Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai người già người bị suy gan suy thận chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh.

Tùy từng thể trạng sẽ có cách dùng kháng sinh khác nhau

Tùy từng thể trạng sẽ có cách dùng kháng sinh khác nhau

4. Phải có liều dùng kháng sinh đúng cách. Nếu không vi khuẩn có hại cho cơ thể sẽ lờn thuốc và phát triển mạnh hơn.

5. Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới năm ngày.

Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc tăng tỷ kệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị.

6. Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Chỉ phối hợp các loại kháng sinh khác nhau khi thật sự cần thiết

Chỉ phối hợp các loại kháng sinh khác nhau khi thật sự cần thiết

- Cách sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp chỉ phù hợp khi:

+ Chứng minh có nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn nên cần phối hợp mới đủ phổ tác dụng (đặc biệt những trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn kỵ khí hoặc vi khuẩn nội bào).

+ Hoặc khi gặp vi khuẩn kháng thuốc mạnh, cần phối hợp để tăng thêm tác dụng.

+ Hoặc khi điều trị kéo dài, cần phối hợp để giảm nguy cơ kháng thuốc (ví dụ: điều trị lao, HIV...).

7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý

Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý

Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, không nên uống thuốc tránh thai mà phải dùng các biện pháp tránh thai khác. Không uống bia rượu (nước chứa ethanol) khi dùng một số thuốc kháng sinh như thuốc chống lao thuốc chứa Metronidazol (dạng uống, tiêm, đặt âm đạo) erythromycin tetracyclin; cephalosporin clindamycin

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật