Nhóm máu RH - Hiệu quả điều trị tán huyết ở trẻ sơ sinh

Nhóm máu RH

Yếu tố Rhesus (nhóm máu Rh) là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Đây là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể phân biệt máu của chính mình. Mỗi người đều được thừa hưởng các gen từ cha mẹ của mình để xác định nhóm máu, cũng như xu hướng có kháng nguyên này hay không.

Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé.

Nhóm máu RH là một kháng nguyên

Nhóm máu RH là một kháng nguyên

Điều gì xảy ra với em bé?

Nếu người mẹ có Rh-âm kết hợp với người cha cũng có Rh-âm thì khi thụ thai em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh-âm nên không có việc sản xuất kháng thể Tương tự, khi người mẹ có Rh-dương thụ thai một em bé với một người đàn ông có Rh-âm thì cũng không có vấn đề gì xảy ra.

Các gen được kết nối với nhau theo cặp. Những ông bố có nhóm máu dương có thể mang một gen dương và một gen âm. Vì dương chiếm ưu thế nên nhóm máu của những ông bố này được phân loại là dương. Con cái của những người này sẽ có cơ hội tương đương 50:50 là dương hoặc âm. Nhưng nếu người bố có hai gen dương thì tất cả các con của ông sẽ là Rh-dương.

Bệnh Rhesus diễn ra như thế nào?

Khi người mẹ có Rh-âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh-dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch Trong suốt thai kỳ khỏe mạnh bình thường, cho đến khi sinh, thông thường sẽ không có tình huống máu mẹ và máu con tiếp xúc hòa lẫn với nhau. Tuy nhiên, ngoài quá trình chuyển dạ sinh con, cũng có những lúc tình huống này có thể xảy ra.

Nhóm máu RH là nhóm máu hiếm

Nhóm máu RH là nhóm máu hiếm

Những bà mẹ có Rh-âm bị chảy máu âm đạo trong quá trình mang thai hoặc những người đã từng đình chỉ thai vẫn có khả năng phơi nhiễm máu Rh-dương của thai nhi Cũng giống như cách mà một người bị dị ứng với thức ăn nào đó có phản ứng chống lại thức ăn đó, ở đây, cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng với các kháng nguyên lạ đến từ máu của đứa con.

Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể, gọi là kháng thể anti-D, để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh-dương của em bé xâm nhập vào các hệ thống của cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh-dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật