Thai ngôi ngang là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý

Thai ngôi ngang là gì?

Trong những ca đẻ mổ thông thường, bé sẽ chui đầu ra trước. Tuy nhiên, với các ca "ngôi ngang", vai của bé mới là bộ phận có thể "lọt" ra đầu tiên. Chắc chắn bé không thể chui ra kiểu này, bởi bé sẽ dễ bị ngạt, không thở được và tử vong từ trong bụng mẹ.

Mẹ cũng có thể tự nhận biết được thai ngôi ngang

Mẹ cũng có thể tự nhận biết được thai ngôi ngang

Dấu hiệu nhận biết thai ngôi ngang

Các mẹ sẽ cần lưu tâm khi thai ngôi ngang vào tuần thứ 32 - 33 (vì vào giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ sẽ hẹp lại, và bé rất khó chuyển sang tư thế khác).

Cảm nhận cổ tử cung hoặc siêu âm đều giúp mẹ biết được thai ngôi ngang.

Thông thường, kết quả siêu âm vào tuần 32-33 sẽ cho mẹ biết điều đó. Tuy nhiên, trong trường hợp ở nhà, mẹ vẫn có thể nhận biết "thai ngôi ngang" bằng cách cảm nhận và quan sát cổ tử cung của mình. Nếu thấy cổ tử cung rộng và bè ngang bất thường, 70% là bé đã chuyển sang vị trí "ngôi ngang".

Nguyên nhân gây ra hiện tượng "ngôi ngang"

Có nhiều yếu tố tác động đến vị trí nằm của trẻ tuy nhiên có thể liệt kê một số yếu tố như sau.

- Mẹ có đa thai

- Em bé chưa đến tuần nhưng bị sinh non.

- Nhau tiền đạo

- Mẹ bị dị dạng tử cung.

- Mẹ mắc u xơ tử cung u nang buồn trứng

Mẹ nên bổ sung nước lọc, nước dừa giúp bé có thể xoay về ngôi thuận

Mẹ nên bổ sung nước lọc, nước dừa giúp bé có thể xoay về ngôi thuận

Xử lý trường hợp thai ngôi ngang

Trong một vài trường hợp may mắn, bé sẽ có thể xoay về "ngôi thuận" vào những tuần tiếp theo. Bí quyết nhỏ ở đây là mẹ hãy uống nhiều nước lọc nước dừa để tạo môi trường cho bé xoay tiếp.

Đến tuần 38, 39, bé vẫn ở vị trí "ngôi ngang", mẹ hãy chọn phương pháp đẻ mổ để đảm bảo an toàn. Nhược điểm của phương pháp này là mẹ sẽ mất 3-4 tháng để phục hồi sau khi mổ, tuy nhiên, đây là phương pháp an toàn cho cả mẹ và con.

Mẹ đừng quá lo lắng khi có thai ngôi ngang nhé. Sức khoẻ của mẹ rất quan trọng, hãy luôn thoải mái, vui vẻ và chuẩn bị tinh thần tốt nhất để đón con nhé.

Trong một vài trường hợp, mẹ bầu vẫn có thể chọn “đẻ thường”, với điều kiện là cổ tử cung của mẹ đã mở, không có vết sẹocổ tử cung và mẹ bầu có khả năng đẻ thường. Khi đó, bác sỹ sẽ cho tay vào buồng tử cung và chuyển vị trí “ngôi ngang” thành "ngôi mông" để bé có thể chui ra bằng đầu trước.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật