Biện pháp sơ cứu quan trọng khi bị ngộ độc thịt cóc

Thịt cóc được biến đến là một món ăn siêu bổ dưỡng, chống còi xương, suy dinh dưỡng. Nhưng nó cũng có thể là chất độc giết người.

Cóc: Món ăn dễ ngộ độc, tử vong

Anh Ngô Thanh Vinh (40 tuổi, xã Tịnh Giang, Quảng Ngãi) đã tự bắt và làm thịt một con cóc dù người thân ngăn cản. Sau khi có các biểu hiện ngộ độc, anh được đưa đến bệnh viện nhưng mức độ quá nặng nên đã tử vong

Ông Vi Văn Hương (63 tuổi, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) tự làm thịt cóc để ăn. Nạn nhân bị ngộ độc nhưng không được đi cấp cứu kịp thời, tử vong chỉ sau 30 phút.

Chị Nguyễn Thị Sơn (35 tuổi, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) giữ nguyên trứng cóc để làm thức ăn cho cả nhà. Rất may 2 con chị chỉ bị ngộ độc mức độ nhẹ và kịp thời cứu chữa nhưng chị Sơn thì đã không qua khỏi.


Theo quan niệm nhiều người, thịt cóc có thể chữa được còi xương, suy dinh dưỡng

Theo quan niệm nhiều người, thịt cóc có thể chữa được còi xương, suy dinh dưỡng

Chị Huỳnh Thị Bạch Cúc (xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp) nấu cháo thịt cóc lẫn trứng cho cả nhà ăn. Sau khi ăn, ba mẹ con đều xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Cháu Huỳnh Thị Thùy Tr. (SN 2007) tử vong trên đường đến trạm y tế. Cháu Huỳnh Tấn Tr. (SN 2009) qua đời trên đường chuyển đến bệnh viện Nhi đồng, TP. Hồ Chí Minh.

Vì sao thịt cóc lại gây ngộ độc?

Theo các chuyên gia, thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, tuy nhiên nhiều bộ phận khác lại chứa nhiều độc tố Độc tố chết người tetrodotoxin có trong cá nóc cũng tồn tại ở nọc cóc. Người ăn phải sẽ khiến mạch đập nhanh, tăng huyết áp … tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra gan trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của cóc còn có bufotenin - một chất cực độc, dễ gây chết người, chế biến ở nhiệt độ cao cũng khó bị phân hủy.

Tuy nhiên, nếu làm thịt, chế biến không đúng cách, độc tố trong thịt cóc có thể giết chết người

Tuy nhiên, nếu làm thịt, chế biến không đúng cách, độc tố trong thịt cóc có thể giết chết người

Các chuyên gia cho biết, lượng bufotenin trong một con cóc có thể khiến 4-5 người khỏe mạnh tử vong. Dù qua cơn nguy kịch, nạn nhân vẫn có những di chứng như suy thận ảnh hưởng thần kinh… Khi chế biến không cẩn thận, chất độc có thể dính vào thịt cóc và gây hoạ cho người dùng.

Triệu chứng ngộ độc

Thời gian biểu hiện các triệu chứng ngộ độc là từ khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn thịt cóc. Ngoài các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thông thường như buồn nôn nôn đau bụng hoa mắt chóng mặt thì chất bufotenin trong thịt cóc làm người bệnh xuất hiện các hội chứng tim mạch và rối loạn thần kinh - tâm thần. Nạn nhân có các biểu hiện như cảm thấy hồi hộp huyết áp cao hoặc tụt huyết áp chân tay lạnh, bị ảo giác, chảy rãi, đổ mồ hôi thậm chí ngưng thở và tử vong.

Ngộ độc cóc và cách sơ cứu

Sơ cứu kịp thời, đúng cách sẽ hạn chế trường hợp xấu nhất xảy ra. Sau khi ăn thịt cóc hoặc trong khoảng 30 phút, nạn nhân sẽ có các biểu hiện buồn nôn đau đầu trướng bụng. Lúc này, cần nhanh chóng tiến hành gây nôn cho nạn nhân (cho nạn nhân nằm nghiêng rồi móc họng hoặc nạn nhân tự làm) để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể.

Khi gặp người bị ngộ độc thịt cóc cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ độc tố, rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 2%, dung dịch thuốc tím 1/5.000

Cho nạn nhân uống nước cam thảo, lòng trắng trứng hoặc nước luộc đỗ xanh.

Dinh dưỡng trong thịt cóc thực chất không nhiều hơn thịt bò hay hải sản

Dinh dưỡng trong thịt cóc thực chất không nhiều hơn thịt bò hay hải sản

Có thể cho nạn nhân uống than hoạt tính để hấp thụ độc tố còn trong cơ thể.

Tuyệt đối không được dùng Adrenalin, Ouabain để tránh gây nguy hiểm.

Sau đó phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu để các bác sĩ tiến hành các biện pháp đào thải độc tố chuyên nghiệp cũng như điều trị triệt để các triệu chứng đi kèm.

Để phòng ngừa ngộ độc do ăn cóc, mọi người cần hạn chế loại thực phẩm này. Với trẻ nhỏ, phụ huynh không nên mạo hiểm cho con ăn với mong muốn chữa bệnh còi xương hay chán ăn Theo các chuyên gia vitamin D và canxi trong thịt cóc rất ít, không thể chống còi xương ở trẻ thịt bò hoàn toàn có lượng đạm tương đương với thịt cóc. Bên cạnh đó, các món hải sản còn có lượng kẽm nhiều hơn. Cha mẹ hoàn toàn có thể dùng các loại thực phẩm này thay vì thịt cóc, chúng lại còn có độ an toàn cao hơn.

Nếu muốn dùng thịt cóc, cần tránh sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, thịt cóc,… do độ an toàn và đảm bảo vệ sinh chưa đảm bảo. Tuyệt đối không ăn nội tạng trứng cóc. Khi chế biến phải để thịt cóc sạch sẽ, không bị da, nhựa,… dính vào. Nhanh chóng đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu ngộ độc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật