Kinh hoàng các loại bánh trung thu bẩn của Trung Quốc

Cứ mỗi mùa trung thu, giới chức Trung Quốc cũng “đau đầu” với các vụ bê bối thực phẩm liên quan tới mặt hàng được bán chạy nhất thời điểm này.

Bánh trung thu sử dụng “hết công suất” chất phụ gia bị cấm

Từ năm 2011 trở về trước, các loại bánh trung thu ở Trung Quốc thường bảo quản được từ 3 – 6 tháng. Nhưng kể từ sau khi Hiệp Hội thực phẩm Thượng Hải vào cuộc, thanh tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu trên thị trường khu vực, bánh trung thu trong nội đại đại lục chỉ còn thời hạn sử dụng là 45 – 60 ngày.

 

Lý do là có tới 30 chất phụ gia thực phẩm đã bị cấm sử dụng để sản xuất bánh trung thu.

Văn phòng Thượng Hải về giám sát chất lượng cho biết, có khoảng 200 nhà sản xuất bánh trung thu hợp pháp ở thành phố này. Ngoài ra, các cơ sở tự phát, không đăng ký kinh doanh là không thể kiểm soát nổi.  

Một vụ bế bối bánh trung thu năm 2003 được biết đến trên toàn Trung Quốc liên quan tới nhà sản xuất Guanshengyuan – đã bị bắt giữ vì làm bánh trung thu từ các nguyên liệu hết hạn và thối rữa.

Vụ việc làm dấy lên trong giới chức và dư luận Trung Quốc một nỗi lo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ với riêng bánh trung thu.

Bánh trung thu làm từ “dầu cống rãnh”

Một vụ bê bối bánh trung thu nổi tiếng ở Đài Loan hồi năm ngoái khiến cho giới chức hòn đảo này càng thêm lo ngại về chất lượng an toàn thực phẩm

Vụ bê bối thực phẩm được khui ra sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) công bố kết quả kiểm tra các sản phẩm mang thương hiệu Chuan Tung.

Theo đó, công ty này đã sử dụng loại dầu thải (lấy từ lượng dầu mà các nhà hàng, khách sạn lớn thải ra), trộn với mỡ lợn tươi để sản xuất ra 782 tấn dầu mang thương hiệu Chuan Tung. Nếu nuốt phải một lượng lớn loại dầu ăn này, người tiêu dùng có thể buồn nôn chảy máu nội tạng và lâu dài dẫn đến ung thư

 Vụ bê bối đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến ngành công nghiệp thực phẩm Đài Loan – với gần 1000 nhà sản xuất thức ăn, tiệm bánh, nhà hàng, chợ đêm… v.v bị phát hiện đều sử dụng dầu Chuan Tung để nấu, chiên, xào và chế biến thực phẩm  

Giới chức Đài Loan đã ra lệnh thanh tra, kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên hòn đảo trong vòng 30 tháng tiếp theo. 

Thuật ngữ “dầu cống rãnh” lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc đại lục năm 2010 – khi một giáo sư ở Vũ Hán tiết lộ có tới 10% dầu ăn được sử dụng tại Trung Quốc được làm từ chất thải nhà bếp tái chế. Đồng thời, theo giáo sư Đồng Bình – Đại học Bách Khoa Vũ Hán cho biết, ước tính các nhà hàng và các quầy thực phẩm trong cả nước này sử dụng tới 3 triệu tấn “dầu bẩn” mỗi năm. 

Đặc biệt, vụ bê bối trở nên nghiêm trọng hơn khi hầu hết các công ty sản xuất bánh trung thu các hãng sản xuất bánh kẹo Trung Quốc đều sử dụng “dầu cống rãnh” trong sản xuất. Các nhà chức trách Trung Quốc cho biết, khó có thể biết chính xác, có bao nhiêu bánh trung thu làm bằng “dầu cống rãnh” đã được tiêu thụ trên thị trường nước này. 

Bánh ngọt cũng làm từ “dầu cống rãnh”

Nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm của Đài Loan đã lan sang Hongkong hồi năm ngoái, sau khi có thông tin một chuỗi tiệm bánh lớn của thành phố - cũng như các chi nhánh của 7-Eleven và  Starbucks coffee đã làm bánh ngọt từ “dầu cống rãnh”.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng – tờ báo nổi tiếng của Hongkong cho hay, một loại bánh ăn sáng phổ biến của người dân bản địa là bánh lá dứa, được cung cấp chủ yếu tại chuỗi cửa hàng Bánh Maxim và 7-Eleven đã được làm từ loại dầu thải – chiết xuất và pha trộn từ chất thải thực phẩm, thịt và các phụ gia của nhà máy da thuộc.

Theo bài báo này, kể từ tháng 8/2011, hiệu bánh Maxim đã mua 34 tấn dầu từ một nhà cung cấp mỡ lợn Chang Guann – trụ sở ở Đài Loan để làm bánh lá dứa và nhiều loại bánh khác.

Vụ việc liên quan tới việc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan phát hiện hàng trăm tấn dầu thải được bán ra và sử dụng trên thị trường hòn đảo này.

Theo đó, Chang Guann đã cung cấp một loạt dầu thải để sản xuất 139 sản phẩm khác nhau cho các cửa hàng, hãng sản xuất thức ăn tại nhiều nơi.  

Giới chức Hongkong đã tiến hành thanh tra, kiểm tra một loạt bánh trung thu, bánh ngọt được bán ra trên thị trường thành phố, bất chấp thương hiệu bánh Maxim một mực phủ nhận rằng họ không sử dụng dầu thải trong quá trình sản xuất.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật