ThS Huỳnh Văn Quang chia sẻ: Nên chườm lạnh sau khi bị bỏng nắng

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được hiện tượng dị ứng ánh nắng và bỏng nắng.

Dị ứng với ánh nắng: Bệnh xuất hiện chậm và kín đáo hơn so với nhiễm độc ánh nắng.

Biểu hiện lâm sàng: Bệnh xuất hiện 24h sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Thương tổn bắt đầu ở vùng hở sau đó có thể lan ra khắp người. Thương tổn da có thể là chàm cấp tính mẩn ngứa mày đay.

Các bệnh này thường tiến triển mạn tính. Bệnh thường có liên quan đến tiền sử sử dụng các thuốc tại chỗ và toàn thân như kháng histamin thuốc giảm đau tại chỗ, các kem chống nắng chứa Aminobenzoique, các thuốc dùng toàn thân như griseofulvin, các quinidine

Còn đối với bỏng nắng ThS. Huỳnh Văn Quang - Bệnh viện 175 cho biết:

Bỏng nắng là hiện tượng da bị ửng đỏ, sưng và đau sau khi phơi bày dưới ánh nắng. Hiện tượng này xảy ra trong khoảng từ 2 - 6 giờ sau khi phơi nắng và tiếp tục xảy ra từ 1 - 3 ngày kế tiếp.

Mức độ nhẹ nhất của sự phỏng nắng là da bị sạm màu (nâu) sau khi phơi nắng, hoặc nặng hơn là bị đỏ, sưng, phồng rộp và cuối cùng là tróc vảy.

Để chăm sóc vùng da sau khi bỏng nắng nên chườm lạnh ngay sau đó và lau khô bằng khăn mềm. Tránh tiếp xúc ánh nắng. Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm và uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây, bổ sung các vitamin A, C, E, omega-3 giúp tái tạo tế bào da.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật