5 hiểu lầm "chết người" về STD mà nhiều người mắc phải

Chỉ những người không đứng đắn mới mắt bệnh lây truyền qua đường tình dục - Điều đó có đúng?

Hiểu lầm 1: ‘Chỉ những người ‘không đứng đắn’ mới mắc STD

Thực tế: STD không phân biệt đối xử.

Người giàu mắc STD. Người nghèo mắc STD. Vận động viên mắc STD. Chuyên viên máy tính mắc STD. Thậm chí, người chỉ mới ‘yêu’ một lần cũng có thể mắc loại bệnh này. Đối tượng duy nhất không có nguy cơ mắc STD là những người chưa từng quan hệ tình dục theo bất kỳ hình thức nào.

Vậy chúng ta phải làm sao để phòng tránh căn bệnh này? Nếu cả hai bạn đã quyết định sẽ ‘gần gũi’ nhau thì hãy nhớ sử dụng ‘áo mưa’. Kể cả khi bạn đang dùng thuốc tránh thai thì ‘áo mưa’ vẫn rất cần thiết bởi vì chúng không chỉ là một biện pháp phòng tránh mang thai hiệu quả mà còn giúp giảm nguy cơ mắc STD. 

Hiểu lầm 2:  Nếu ‘đối phương’ mắc STD thì bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu

Thực tế: STD có thể tồn tại mà không xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng.

Chỉ nhìn bằng mắt thường thì ngay đến bác sĩ cũng không thể xác định rõ liệu một người nào đó có mắc STD không. Chính vì thế, xét nghiệm là hoạt động rất cần thiết, ví dụ như soi tươi. Thậm chí những người bị nhiễm STD cũng không hề biết mình mang bệnh. Đơn giản là vì STD không phải lúc nào cũng có những triệu chứng rõ ràng. Và một số loại bệnh thì phải mất một thời gian mới xuất hiện triệu chứng rõ ràng trong khi mầm bệnh thì đã phát triển từ lâu. Chính vì thế, loại bệnh này rất dễ dàng lây lan sang người khác. Nếu không được chữa trị kịp thời thì nó có thể gây ra những vấn đề rất nghiêm trọng về sức khỏe ví dụ như vô sinh hay viêm vùng chậu

Vì thế, dù cả bạn và ‘người ấy’ đều nghĩ rằng mình sạch sẽ thì hai người vẫn nên đi kiểm tra trước khi người quyết định tiến thêm bước nữa. Hãy luôn nhớ sử dụng ‘áo mưa’.

Hiểu lầm 3: Có thể tránh STD bằng cách ‘yêu’ qua miệng hoặc ‘cửa sau’

Thực tế: Ở đâu có sex (dù là qua đường miệng, ‘cửa sau’, hay âm đạo), ở đó có STD.

Các vi-rút hoặc vi khuẩn gây STD có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta qua những vết cắt nhỏ hay những chỗ bị xước trong miệng, hậu môn, hay bộ phận sinh dục. Một số bệnh như herpes hay mụn cóc sinh dục thậm chí còn có thể lây truyền qua tiếp xúc da ở những khu vực bị nhiễm bệnh hoặc bị đau

Điều chúng mình nên làm là sử dụng ‘áo mưa’ hoặc miếng bảo vệ miệng (dental dam) mỗi khi ‘quan hệ’ bằng miệng hay bằng ‘cửa sau’. Nếu mùi vị của mủ cao su khiến bạn không thoải mái thì hãy chọn loại ‘áo mưa’ có mùi vị khác và được thiết kế chuyên biệt cho ‘quan hệ’ bằng miệng.

Hiểu lầm 4: Khi bạn đã bị STD (và đã chữa khỏi) thì bạn sẽ miễn dịch với nó

Người chỉ mới ‘yêu’ một lần cũng có thể mắc STD

Người chỉ mới ‘yêu’ một lần cũng có thể mắc STD

Thực tế: Bạn có thể mắc STD nhiều lần.

Một số loại STD sẽ theo bạn suốt đời, ví dụ như herpes hay HIV. Những loại khác, ví dụ như Chlamydia và bệnh lậu có thể chữa khỏi và có thể tái nhiễm nếu bạn ‘quan hệ’ với người mang bệnh.

Và biện pháp đảm bảo an toàn vẫn là bao cao su Nếu bạn đang trong giai đoạn có quan hệ tình dục thì hãy cho bác sĩ biết để có tần suất kiểm tra phù hợp. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh STD thì ‘đối phương’ cũng cần được đồng thời chữa trị.

Hiểu lầm 5: Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bạn không mắc STD thì ‘đối phương’ sẽ không cần kiểm tra nữa

Thực tế: ‘Đối phương’ có thể mắc STD.

Bạn nghĩ sao nếu bạn đã đi khám rất cẩn thận và kết quả là bạn không hề nhiễm bệnh, nhưng rồi một ngày nào đó bạn phát hiện ra mình bị nhiễm bệnh vì lây từ ‘đối phương’?

Để tránh rơi vào tình huống đáng tiếc như thế, cả hai bạn hãy cùng nhau đi khám. Đó có thể không phải là một hoạt động gì lãng mạn lắm nhưng không gì thể hiện sự quan tâm đến nhau bằng việc cố gắng bảo vệ bạn trai/bạn gái của mình khỏi bệnh tật.

Không đơn giản là sự bối rối, STD là những vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, chúng có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn, chẳng hạn như vô sinh.

Hiện nay, có vô số hiểu lầm tai hại về STD, đặc biệt là trong giới trẻ. Để bảo vệ sức khỏe của mình, các bạn trẻ hãy luôn ghi nhớ những điều dưới đây:

1. Luôn sử dụng ‘áo mưa’ khi quan hệ.

2. Nếu đã quan hệ thì nên khám phụ khoa định kỳ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật