Bệnh đau dương vật khi cương cần làm gì để khắc phục nhanh nhất?

Trong xu thế hiện nay, xã hội càng hiện đại hóa, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng. Các bệnh mang tính tế nhị của nam giới cũng được quan tâm nhiều hơn, trong đó có bệnh đau dương vật (DV) khi cương.  

Bệnh đau DV khi cương được bác sĩ (BS) phẫu thuật người Pháp Francois de la Peyronie mô tả từ năm 1743, về sau người ta lấy tên ông để đặt tên cho bệnh, nên bệnh đau DV khi cương còn được gọi là bệnh Peyronie, bệnh khởi phát thường biểu hiện bằng đau ở DV khi cương, từ chỗ đau đó khiến cho người bệnh sợ DV cương.

Thông thường đau kéo dài một vài tháng, sau đó giảm dần và người bệnh thấy DV bị cong lại, có thể cong lên trên hay xuống dưới, qua phải hay qua trái, từ đó gặp rất nhiều khó khăn trong giao hợp. Bệnh thường xảy ra ở người tuổi trung niên nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ và người cao tuổi.

Từ ngày BS. Peyronie mô tả đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng có nhiều giả thuyết được đưa ra và cho rằng bệnh Peyronie là do một đáp ứng tự miễn đối với chấn thương mạch máu ở DV, các nguyên nhân di truyền, rối loạn sự tổng hợp sợi collagen nhưng tất cả đều chưa được chấp nhận.

Cơ chế gây bệnh được nhiều BS chấp nhận là do phản ứng tạo xơ bất thường, do những vi chấn gây ra; các vi chấn có thể xảy ra khi DV đang cương mà gập lại, như đang giao hợp hay dùng tay bẻ DV; vi chấn làm hai lớp sợi dọc và sợi ngang của màng trắng bao quanh thể hang bị tách ra, gây viêm rồi tạo xơ do những sợi xơ mới tạo thành không xếp theo ngang và dọc mà xếp lộn xộn đủ mọi hướng; mảng xơ này không cho phép DV co giãn dễ dàng khi cương, mảng xơ này có thể nằm ở bên trái, khi cương thì thể hang bên phải căng ra, còn thể hang bên trái rịt lại nên DV cong về bên trái.

Về điều trị: hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, thường điều trị bằng phẫu thuật và hiệu quả còn hạn chế.

Tóm lại, bệnh Peyronie vẫn còn là một bí ẩn của y học, nguyên nhân chưa rõ, chưa có thuốc đặc trị, điều trị phẫu thuật chưa hẳn đã làm cho bệnh nhân hài lòng. Hy vọng trong tương lai gần, các nhà khoa học sẽ đưa ra một phương pháp điều trị hữu hiệu hơn.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật