Biến chứng trong thai kỳ: Thai ngoài tử cung phải làm gì để khắc phục?

Tuy nguy hiểm nhưng có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

Có khoảng 1/300 ca mang thai rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung. Đây là hiện tượng noãn đã thụ tinh làm tổ ở một nơi nào đó trong cơ thể thai phụ, thường là trong ống dẫn trứng (chiếm đến 99%), chứ không phải ở tử cung.

Bào thai phát triển nhanh làm ống dẫn trứng căng ra, cộng với nhau thai ngày càng lớn dần lên làm suy yếu vách ống dẫn trứng, gây xuất huyết, có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ, nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Thai phụ mang thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm

Thai phụ mang thai ngoài tử cung cần được phát hiện sớm

Tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều không có cách nào để cấy ghép phôi thai vào trong tử cung do đó, kết thúc thai kỳ là lựa chọn duy nhất để đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Việc nhận biết, phát hiện kịp thời các trường hợp thai ngoài tử cung là hết sức quan trọng và cần thiết. Thông thường, thai ngoài tử cung được chia làm 2 dạng: thể bán cấp và thể cấp tính.

Theo đó, thể bán cấp là tình trạng thai đã làm tổ ngoài tử cung nhưng chưa bị vỡ, có thể biểu hiện bằng việc sau chẩn đoán có thai, thai phụ bị đau 1 bên bụng, kèm theo thỉnh thoảng xuất huyết âm đạo, người mệt mỏi nhức 1 bên vai. Với thể cấp tính, ống dẫn trứng đã bị vỡ, khiến thai phụ bị đau và choáng dữ dội, đồng thời da xám xanh, mạch nhanh và yếu huyết áp tụt. Trong trường hợp này phải đưa thai phụ đến bệnh viện khẩn cấp để mổ cắt bỏ bào thai và nhau khỏi ống dẫn trứng….

Nếu đã từng có thai ngoài tử cung khi mang thai trở lại bà bầu cần thông báo sớm tiền sử bệnh lý với bác sĩ đồng thời theo dõi chặt chẽ các biểu hiện khi mới có thai. Và cũng đừng quá bi quan nếu bạn đã từng mang thai ngoài tử cung, vì có đến 60% trường hợp từng mang thai ngoài tử cung có thai trở lại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật