Biến chứng tai biến mạch máu não và phương pháp phục hồi

Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, được đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, chủ yếu biểu hiện qua hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (chảy máu não). Trong đó, những biến chứng tai biến mạch máu não là vô cùng nguy hiểm, nhồi máu não chiếm 85%, xuất huyết não (chảy máu não) chiếm 15%.

Biến chứng tai biến mạch máu não

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não may mắn sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% biến chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng. Trong đó liệt nửa người rối loạn ngôn ngữ, không tự chủ được trong việc tiểu tiện là những biến chứng thường gặp nhất.

- Liệt nửa người: Theo thống kê, có tới 92% người bị tai biến mạch máu não bị chứng liệt nửa người Đây là di chứng nặng nề nhất, người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Họ dễ mắc thêm chứng rối loạn tâm lý do mang mặc cảm tự ti vì mình là gánh nặng của gia đình

Liệt nửa người là một trong những biến chứng tai biến mạch máu não

Liệt nửa người là một trong những biến chứng tai biến mạch máu não

- Rối loạn ngôn ngữ: thường biểu hiện qua triệu chứng không phát âm được. Cụ thể, người bệnh sẽ bị méo tiếng, phát âm bị mất nguyên âm cuối. Trong trường hợp nặng, có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói.

- Không tự chủ tiểu tiện: đây là biến chứng tai biến mạch máu não thường thấy nhất với người bị tai biến mạch máu não. Việc không tự chủ tiểu tiện mang đến những bất tiện trong cuộc sống dễ làm người bệnh cáu gắt mệt mỏi và bức bối.

Bên cạnh những di chứng nặng nề, sau khi bị tai biến, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát với những hậu quả, chi phí điều trị cao gấp nhiều lần so với lần đầu bị tai biến.

Phục hồi biến chứng tai biến mạch máu não

- Châm cứu: Thực hiện theo các công thức huyệt:

Huyệt ở tay: Kiên ngung, Kiên tỉnh, Tý nhu, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Nội quan...

Huyệt ở chân: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Giải khê, Thái xung, Hành gian, Bát phong...

Phương pháp châm cứu có thể đem lại hiệu quả trong điều trị biến chứng tai biến mạch máu não

Phương pháp châm cứu có thể đem lại hiệu quả trong điều trị biến chứng tai biến mạch máu não

Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Bách hội, Hạ quan, Giáp Xa, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột...

- Điện châm: Bác sĩ đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Mỗi ngày điện châm một lần, thời gian lưu kim: 25 - 30 phút. Liệu trình điều trị từ 30 - 45 lần châm, tuỳ theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.

- Thủy châm: Thường dùng các huyệt như Giáp tích tương ứng với chi liệt, Kiên ngung, Thủ tam lý, Phong thị, Túc tam lý, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê.

- Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện: Biện pháp không thể thiếu khi chữa di chứng trúng phong, đặc biệt đối với tình trạng bán thân bất toại trong giai đoạn phục hồi di chứng. Người bệnh cần được xoa bóp vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trọng tâm là bên liệt. Tập luyện là một nội dung rất quan trọng trong phục hồi chức năng.

Tiến hành cho bệnh nhân tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh.

Để phòng ngừa biến chứng tai biến mạch máu não, người bệnh cần tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ, kiểm soát yếu tố nguy cơ, có chế độ sinh hoạt, làm việc và tập luyện đều đặn. Bên cạnh đó còn cần phòng tránh các yếu tố bất lợi như để cơ thể bị lạnh, làm việc gắng sức stress

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật