Tìm hiểu một số các thể liệt nửa người mà bạn cần lưu ý

Bệnh liệt nửa người có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và bệnh là hội chứng lâm sàng thường gặp trong bệnh thần kinh. Biểu hiện của bệnh là sự suy giảm hoặc liệt hoàn toàn nửa người, tay chân và mặt cùng bên. Và bệnh có những thể khác nhau tùy theo mức độ biểu hiện của bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số các thể liệt nửa người của bệnh qua bài viết dưới đây.

Các thể liệt nửa người

Đối với tình trạng bệnh nhân tỉnh

Có thể chia thành 2 thể liệt, bao gồm:

Thứ nhất, liệt mềm:

+ Liệt mềm sẽ làm giảm vận động nửa người (mặt - tay - chân).

+ Đối bên với tổn thương và tùy thuộc vào vị trí tổn thương.

+ Ưu thế các cơ duỗi chi trên, các cơ gấp đối với chi dưới.

liệt mặt trung ương ưu thế 1/3 mặt dưới.

Liệt mềm là một trong những dạng của bệnh liệt nửa người

Liệt mềm là một trong những dạng của bệnh liệt nửa người 

Thứ hai, liệt cứng:

Thường là dấu hiệu của liệt nửa người có diễn tiến từ từ, hoặc từ liệt mềm chuyển qua liệt cứng (thời gian thông thường khoảng 3 - 4 tuần). Đây là triệu chứng thường thấy ở tất cả các bệnh nhân liệt nửa người.

Khi bị thể liệt cứng có thể quan sát thấy các dấu hiệu sau:

+ Dấu hiệu quay đầu - Mắt phối hợp (déviation conjugee).

+ Phồng má bên liệt khi thở ra do liệt dây VII trung ương (dấu hiệu hút điếu).

+ Những trường hợp nặng nề có thể còn thấy các kiểu rối loạn nhịp thở.

+ Rối loạn phản xạ gân xương và phản xạ da, có thể có phản xạ bệnh lý bó tháp.

+ Các động tác đồng vận (syncinésie): khi chi bên lành vận động tùy ý thì bên liệt có động tác vận động không tùy ý theo.

rối loạn cảm giác giác quan

rối loạn tâm thần

+ Rối loạn thực vật.

+ Tư thế dáng bộ khi đi, mất vung vẩy cánh tay, tay bên liệt co, chân lết ngang.

Có thể rối loạn tâm thần ở thể liệt cứng

Có thể rối loạn tâm thần ở thể liệt cứng

Bệnh nhân hôn mê

+ Bàn chân bên liệt đổ ra ngoài.

+ Có thể quay mắt và đầu về bên tay chân liệt hay về đối bên với tay chân bị liệt.

+ Mất cân đối ở mặt như nhân trung lệch về bên lành, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, kích thích đau góc hàm 2 bên nếu còn đáp ứng thì chỉ mép bên lành nhếch lên còn bên liệt vẫn giữ nguyên, đó là dấu Pierre-Marie-Foix.

+ Kích thích đau ở tay chân hai bên thì bên liệt hầu như không phản ứng hay phản ứng yếu hơn bên đối diện.

+ Phản xạ da bụng, da bìu giảm hay mất bên liệt, có thể có dấu Babinski (+) bên liệt.

Có thể thấy rằng bệnh liệt nửa người ảnh hưởng rất lớn đến vận động, sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp, cách điều trị tốt để cải thiện tình trạng bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật