Biện pháp để phân biệt đau mắt đỏ và đỏ mắt do nhiễm bẩn đi bơi

Mùa hè nóng bức là thời điểm bắt đầu vào mùa dịch đau mắt đỏ nên khó nhận biết khi nào đau mắt do bệnh hay do nguyên nhân khác.

Dù mới vào đầu hè nhưng bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. Bệnh viện Mắt trung ương tiếp nhận khoảng 100 người đến khám vì đau mắt đỏ mỗi ngày. Đến nay, số người mắc bệnh đã lên đến hàng nghìn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng dịch là do việc bơi lội tại các địa điểm đông đúc, quá tải.

Tuy nhiên, nước bẩn cũng gây ra tình trạng đỏ mắt, việc nhầm lẫn hai bệnh lý này sẽ dẫn đến việc xử lý sai cách, dễ ảnh hưởng xấu đến sự khoẻ mạnh của đôi mắt.

Đi bơi có thể khiến đôi mắt bị tổn thương

Đi bơi có thể khiến đôi mắt bị tổn thương

Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng đỏ mắt do mắt tiếp xúc với bụi bẩn trong không khí hoặc nước. Trong khi đó đau mắt đỏ lại do vi-rút adeno gây nên. Vi-rút tồn tại trong không khí, nước và cơ thể người bệnh. Đặc biệt, vi-rút có thể tồn tại trên các đồ vật đến 35 ngày. Đau mắt đỏ có thể lây từ người bệnh sang người lành còn đỏ mắt do đi bơi thì không.

Triệu chứng

Sau khi bơi, người bị đỏ mắt sẽ thấy triệu chứng ngay. Một hoặc hai mắt đỏ, tập trung vào cuối mắt. Mắt cảm thấy ngứa nhưng ít, không chảy nước mắt. Sau giấc ngủ thì tình trạng giảm nhẹ đi, mắt gần như không bị đau khi mở ra. Tình trạng thường biến mất sau vài giờ hoặc một ngày.

Với đau mắt đỏ mệt mỏi đau họng sưng hạch trước tai,… là những biểu hiện ban đầu của bệnh. Sau 5-7 ngày, một bên mắt trở nên đỏ ngầu, sau đó, mắt còn lại cũng bị nhiễm bệnh. Người bệnh thấy cộm mắt, ngủ dậy khó mở mắt do nhiều ken mắt bám chặt mí mắt. Mí mắt cũng bị sưng nề, chảy nước mắt thường xuyên. 

Bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày hoặc trở nặng hơn. 10-15% bệnh nhân mắc bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, ảnh hưởng thị lực.

Cần xác định đúng loại bệnh để dùng thuốc cho phù hợp

Cần xác định đúng loại bệnh để dùng thuốc cho phù hợp

Cách xử lý

Sau khi xác định được tình trạng bệnh, người bệnh cần có phương án xử lý đúng và kịp thời. Với người đỏ mắt sau khi đi bơi có thể dùng nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn. Tránh dụi mắt, lúc này mắt yếu hơn bình thườnng vi khuẩn trong tay có thể xâm nhập và gây bệnh.

Bạn nên trang bị kính để mắt không bị tổn thương khác. Không mua các thuốc trị bệnh về mắt để nhỏ, bệnh tình có thể trở nặng hơn. Nếu tình trạng đỏ mắt kéo dài và lan rộng, bạn cần đi khám bác sĩ để có phương án xử lý.

Với người đau mắt đỏ bệnh thường tự khỏi, chưa có thuốc đặc trị, việc nhỏ thuốc chỉ giúp hạn chế biến chứng, giảm khó chịu, nhanh khỏi bệnh. Người bệnh nên dùng thường xuyên nước muối sinh lý rửa mắt, không dùng chung với người khác, nhỏ chung mắt lành với mắt bệnh sẽ làm lây bệnh. Vệ sinh ken mắt bằng bông y tế, tránh dùng lại.

Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng mắt ngày càng nặng hơn

Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng mắt ngày càng nặng hơn

Đeo kính bảo vệ mắt, không dụi mắt. Người bệnh nên hạn chế đến nơi công cộng, tránh lây nhiễm cho người khác và cần được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Không nên tự ý mua thuốc về dùng hoặc đắp thuốc lạ, việc dùng sai cách có thể gây hậu quả xấu, thậm chí dẫn đến mù loà. Việc điều trị muộn dễ dẫn đến biến chứng, thời gian điều trị kéo dài hơn bình thường.

Ngoài ra bệnh đau mắt đỏ có thể bị nhẫm lẫn với một số bệnh khác như glôcôm viêm màng bồ đào cấp, ảnh hưởng xấu đến thị lực. Do đó, người bệnh nên đến khám để xác định bệnh và có biện pháp chữa trị đúng đắn.

Phòng bệnh

Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng riêng khăn mặt, không dụi mắt bằng tay. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc những nơi có khả năng nhiễm bệnh cao như hồ bơi, công viên,… nhất là trong mùa dịch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật