Đau vai gáy theo y học cổ truyền được điều trị như thế nào?

Hội chứng đau vai gáy cổ là một hiện tượng phổ biến, đau vai gáy theo y học cổ truyền gây đau nhức khó chịu và do nhiều nguyên nhân gây nên làm ảnh hưởng sức khỏe.

Nguyên nhân đau vai gáy theo y học cổ truyền

- Thứ nhất về nguyên nhân đau vai gáy ngoại nhân: Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở tạo điều kiện cho phong hàn thấp có cơ hội xâm nhập vào khiến bì phu kinh lạc tắc trệ và gây hiện tượng đau

- Thứ hai về nguyên nhân nội nhân: Người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày khiến khí huyết giảm sút dẫn đến can thận hư Can thận bị hư sẽ không làm chủ được cốt tủy. Can huyết hư không thể nuôi dưỡng được cân cơ nên gây bệnh đau vai gáy

- Thứ ba là nguyên nhân bất nội ngoại nhân: Người mắc chứng bệnh này do khi đi ngủ gối đầu cao hơn so với bình thường gây nên hiện tượng đau.

Biểu hiện đau vai gáy theo y học cổ truyền

- Đột nhiên gáy vai đau cứng, có thể là đau một bên hoặc có khi là cả 2 bên cổ; cảm giác đau khiến hoạt động quay cổ trở nên khó khăn, các vận động khác từ vai cũng bị hạn chế.

Đau vai gáy theo y học cổ truyền cũng có những biểu hiện thông thường

Đau vai gáy theo y học cổ truyền cũng có những biểu hiện thông thường

- Khi dùng tay ấn vào các cơ thang và cơ ức đòn chũm thì ngoài cảm giác đau còn có hiện tượng co cứng vồng lên so với bên không bị đau.

- Đi kèm với hiện tượng đau vai gáy là triệu chứng đau vai gáy toàn thân sợ lạnh rêu lưỡi trắng mạnh phù...

Bệnh thường xảy ra đột ngột sau những lúc thức dậy và khi quay cuối, gặp lạnh hoặc mang vác nặng trên vai.

Phương pháp bấm huyệt và xoa bóp đau vai gáy theo y học cổ truyền

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM thì người bị đau vai gáy cổ có thể không cần dùng thuốc điều trị mà có thể dùng các phương pháp bấm huyệt và xoa bóp cổ truyền có từ lâu đời của dân tộc.

Khi bị đau vai gáy cổ người bệnh nên đến các phòng khám đông y để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân và từ nguyên nhân để xác định vị trí xoa bóp, bấm huyệt điều trị bệnh dứt điểm.

Sau đây là một vài thao tác cơ bản trong y học cổ tuyền thường dùng xoa bóp bấm huyệt đau vai gáy theo y học cổ truyền:

- Trước hết cho bệnh nhân ngồi trên ghế, cơ thể thả lỏng tối đa, thầy thuốc thực hiện các phương pháp sau: Xoa, day, lăn, bóp, bấm vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh rồi đến đại trì và cuối cùng là lên huyệt phong trì. Thực hiện mỗi động tác 3 - 5 lần.

- Tiến hành bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du. Kết hợp vừa bấm vừa xoay cổ sang trái và phải.

- Nếu huyệt đốc du bị co cứng thì bấm, bật cơ, dạy nhẹ sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau và vận động cổ dễ dàng.

Làm thế nào để xác định vị trí các huyệt ở vai váy cổ để liệu trình bấm huyệt được hiệu quả?

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả

Trong cách bấm huyệt của các Y sĩ Y học cổ truyền, điều quan trọng đầu tiên là việc xác định vị trí của các huyệt, xác định đúng huyệt thì mới chữa bệnh dứt điểm, còn bấm huyệt sai cách có thể gây nên những biến chứng khác.

- Huyệt phong trì: Từ xương giữa chẩm cổ 1 đo ngang ra 2 thốn, huyệt nằm ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang và phía trong của cơ ức đòn chũm.

- Huyệt đại trữ: Từ giữa khe của D1, D2 đo ngang sáng 1,5 thốn.

- Huyệt phong môn: Từ giữa khe D2, D3 đo ngang sang 1,5 thốn.

- Huyệt đốc du: Từ D6, D7 đo ngang ra 1,5 thốn.

- Huyệt kiên tỉnh: Vị trí của huyệt nằm ở trên vai giữa đường nối từ đại trùy đến mỏm vai.

- Huyệt bá lao: Từ đại trùy đo ngang ra 1 thốn, rồi từ vị trí đó đo thẳng lên 2 thốn chính là vị trí của huyệt.

Đau vai gáy theo y học cổ truyền là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng song lại gây đau khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Do vậy khi bị bệnh người bệnh nên nhanh chóng đến các phòng khám đông y để được điều trị dứt điểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật