Những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết từ lupus ban đỏ

Theo thống kê của Hội da liễu TP.HCM, trong số các bệnh nhân bị lupus ban đỏ thì có đến 90% là nữ giới, đặc biệt ở lứa tuổi từ 15 đến 50 tuổi, bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân. Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh thường gặp trong các bệnh tự miễn, nguyên nhân là do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính những cơ quan trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng.

Nếu bạn hoặc những người xung quanh đang có triệu chứng: sốt kéo dài không rõ nguyên nhân mệt mỏi chán ăn gầy sút cân hay đau khớp rụng tóc rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là thấy xuất hiện ban đỏ hình cánh bướm đối xứng hai bên má,… thì cần cần tới bác sĩ chuyên khoa khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của lupus ban đỏ Như trường hợp của chị Nguyễn Thị C (Huyện Gio Linh, Quảng Trị) bị nổi ban đỏ hình cánh bướm đối xứng ở hai bên má, hai khớp cổ chân bị sưng đau móng tay bị ăn mòn... Chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị lupus ban đỏ khiến chị vô cùng hoang mang, lo sợ.

Bệnh lupus ban đỏ diễn biến phức tạp, tiến triển thành từng đợt, đợt sau nặng hơn đợt trước và gây tổn thương gần như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như thận hệ tạo máu tim mạch, thần kinh tiêu hóa hô hấp … Trong trường hợp nặng, bệnh có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Hiện nay, mặc dù đã có những nghiên cứu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị lupus ban đỏ nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế.

Trước những khó khăn trong điều trị lupus ban đỏ, nhiều người vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ căn bệnh này, đồng thời, họ cũng chưa có cách hiểu đầy đủ về bệnh nên tâm trạng luôn lo lắng căng thẳng ngại tiếp xúc với gia đình xã hội khiến bệnh nhân càng trở nên trầm trọng. Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy dấu hiệu của lupus ban đỏ, bệnh nhân cần tới phòng khám da liễu để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật