Những triệu chứng của kiết lỵ và cách phòng bệnh hiệu quả

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột gây ra do vi khuẩn như salmonella và shigella. Những vi khuẩn này có thể được truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn có trong phân. Chúng cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng của kiết lỵ thường gặp là tiêu chảy (thường có máu), sốt và đau quặn bụng, bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn kiết lỵ thường kéo dài 5-7 ngày. 

Triệu chứng của kiết lỵ

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ở một số người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng cần phải nhập viện. Một số người bị nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng gì cả nhưng vẫn có thể lây lan vi khuẩn cho người khác.

- Rối loạn về đại tiện: Người bệnh đi đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện, đau rát hậu môn kèm theo cảm giác mót đại tiện một cách bức thiết.

Rối loạn đại tiện là một trong những triệu chứng của kiết lỵ

Rối loạn đại tiện là một trong những triệu chứng của kiết lỵ

- Tính chất của phân: Phân thường rất ít, dạng lỏng lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

- Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện bệnh nhân thường thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng nhất là vùng đại tràng sigma và trực tràng kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong 1 ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.

Các triệu chứng khác

- Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không, nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn đó là triệu chứng của kiết lỵ. Sốt cao nếu là do shigella.

- Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột

- Triệu chứng của kiết lỵ toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu nhiễm khuẩn suy mòn...

Cách phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ người bệnh cần:

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

Vệ sinh tay sạch sẽ là cách phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất

Vệ sinh tay sạch sẽ là cách phòng bệnh kiết lỵ hiệu quả nhất

- Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Hạn chế các loại đồ uống có ga đồ uống chứa cồn

- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật