Viêm bờ mi: Bờ mi đỏ nhẹ, ngứa ngáy, coi chừng mắc phải chứng bệnh này
Quặm bẩm sinh: Biểu hiện và hướng điều trị như thế nào?
Liệu phương pháp mới chữa sụp mi bẩm sinh có đem lại hiệu quả?
Viêm bờ mi mắt là một bệnh lý thường gây viêm kéo dài. Tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu,...) nấm (pityrosporium,...) ký sinh trùng (demodex,...). Bệnh có thể liên quan với một số bệnh toàn thân, bệnh trứng cá đỏ, bệnh nội tiết dị ứng
Các hình thái viêm bờ mi thường gặp:
Viêm bờ mi đơn thuần
Bờ mi đỏ nhẹ, ngứa, có cảm giác bụi ở mắt. Chớp mắt liên tục với sự xuất hiện của chất tiết bọt ở hai góc của khe mi. Bệnh nhân có cảm giác mỏi mi, đặc biệt vào buổi chiều tối khi nhìn ánh đèn nhiều.
Viêm bờ mi có vẩy
Bệnh nhân có cảm giác ngứa mạnh và thường xuyên, nhạy cảm với bụi và ánh sáng đèn. Bờ mi luôn luôn đỏ và dầy lên. Da ở chân lông mi có những vẩy nhỏ màu trắng xám, khô (trông giống gầu ở da đầu), nếu cậy vảy đi sẽ thấy lộ ra một lớp da mỏng cương tụ.
Viêm loét bờ mi
Là một hình thái nặng và phát triển dai dẳng. Bệnh nhân ngứa nhiều, sợ bụi, sợ ánh sáng. Dọc bờ mi và chân lông mi thấy có những đám mủ vàng khô làm lông mi dính thành từng đám. Lấy những đám mủ khô đi rất khó, thường kéo theo rụng lông mi và để lại những đám loét nhỏ có chảy máu Hậu quả là tạo những chỗ không mọc lông mi, bờ mi dầy lên và có thể lộn mi.
Điều trị viêm bờ mi mắt thế nào?
Nguyên tắc điều trị viêm bờ mi là cần phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân. Việc tìm nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng (cần lấy chất tiết hoặc chất nạo bờ mi để soi tươi, soi trực tiếp và nuôi cấy). Người bệnh cần giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. Điều trị những bệnh mạn tính có liên quan, nâng cao thể trạng.
Việc điều trị tại chỗ phụ thuộc vào từng hình thái:
Ở giai đoạn đầu của hai hình thái đầu: rửa sạch bờ mi bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch với xà phòng nhẹ (nếu có vẩy thì bóc vẩy trước, sau đó mới rửa). Tiếp theo tiến hành matxa mi. Sau đó bôi trà thuốc mỡ kháng sinh (tetraxyclin,...)
Đối với hình thái viêm loét bờ mi: đầu tiên cần bóc vẩy mủ (trước khi bóc vẩy nên bôi vaselin để dễ bóc). Sau đó rửa bờ mi bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch và xà phòng nhẹ. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh (tetraxyclin,...) 3-4 lần/ngày. Khi đã hết vẩy mủ, có thể dùng mỡ hydrococtison.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:02 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:08 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:05 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:07 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:03 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:05 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:07 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:04 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023