Bạn nên biết: Trẻ khóc tím tái là dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay từ khi trẻ chào đời. Với dị tật nhẹ hơn, dấu hiệu dần xuất hiện khi trẻ lớn lên.

1. Các loại tim bẩm sinh thường gặp

Dị tật tim bẩm sinh có 3 loại:

- Có luồng thông máu từ bên trái sang phải: Trẻ bình thường không bị tím tái, luồng máu bị đổi chiều tạm thời khi khóc, la hét… hoặc giai đoạn nặng của bệnh thì mới bị tím tái.

- Có luồng thông máu từ phải sang trái: Trẻ bị tím tái thường xuyên, thể chất và tinh thần phát triển chậm.

- Không có luồng thông máu.

Trẻ mắc bệnh tim sẽ ốm yếu, khóc tím tái (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ mắc bệnh tim sẽ ốm yếu, khóc tím tái (Ảnh minh họa: Internet)

2. Các dị tật tim bẩm sinh thường gặp

- Còn ống động mạch: Ống động mạch tồn tại trong thời kỳ bào thai và sẽ đóng lại trong vòng 2 tuần đầu sau khi trẻ ra đời. Sau thời gian trên mà ống không đóng lại gọi là dị tật còn ống động mạch Phẫu thuật cắt bỏ ống hoặc thủ thuật bịt luồng thông bằng dụng cụ thông tim

- Thông liên thất, thông liên nhĩ: Đối với các lỗ thông kích thước rất nhỏ có thể theo dõi định kỳ. Các lỗ thông kích thước lớn hơn cần đóng lỗ thông bằng can thiệp dụng cụ hoặc phẫu thuật vá lỗ thông.

- Hẹp eo động mạch chủ: Eo động mạch chủ hẹp gây cản trở tim bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều trị phẫu thuật cắt bỏ chỗ hẹp rồi nối lại bằng đoạn mạch nhân tạo hoặc can thiệp nong bóng hoặc đặt stent vị trí hẹp eo.

- Bất thường van tim: Một số trẻ sơ sinh bị hở van tim hẹp van tim hoặc teo tịt van bẩm sinh cần điều trị được bằng can thiệp hoặc phẫu thuật.

- Tam chứng Fallot (pha-lô), hoặc tứ chứng Fallot: Là dị tật bẩm sinh bao gồm 3, hoặc 4 bất thường ở tim gây ra tình trạng máu nuôi cơ thể là máu pha trộn, trẻ tím tái thường xuyên. Trẻ có thể được điều trị phẫu thuật sửa chữa ngay trong những tháng đầu sau sinh.

- Hội chứng thiểu sản thất trái: Buồng thất trái rất nhỏ không thực hiện được chức năng. Nếu không được phẫu thuật trẻ có thể tử vong trong vài tuần đầu sau sinh.

Dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh được phát hiện sớm sẽ giúp ích trong việc điều trị hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh được phát hiện sớm sẽ giúp ích trong việc điều trị hiệu quả (Ảnh minh họa: Internet)

3. Chăm sóc trẻ em dị tật tim bẩm sinh

- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường. Những yêu cầu đặc biệt cho việc chăm sóc trẻ bị dị tật này là cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chia thức ăn làm nhiều bữa, ăn nhạt, giữ vệ sinh răng miệng, không hoạt động quá sức, không nô đùa những trò nguy hiểm cần vận động nhiều…

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ bình thường khác. Việc chăm sóc, lo lắng thái quá cho tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị yếu đuối, thiếu các kỹ năng tự bảo vệ, tự ti, mặc cảm…

- Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật (bệnh tim bẩm sinh cần phải theo dõi sau phẫu thuật vì khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật