Bạn nên biết: Trẻ thiếu nội tiết tố tăng trưởng dễ bị thấp lùn

Trẻ bị thiếu nội tiết tố tăng trưởng có thể có chiều cao bình thường lúc sinh nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần theo thời gian.

Có nhiều nguyên nhân gây chậm phát triển chiều caotrẻ em như dinh dưỡng không đầy đủ bệnh mạn tính chậm tăng trưởng trong tử cung bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner) dùng thuốc glucocorticoid kéo dài... Thiếu nội tiết tố tăng trưởng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao.

Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh cho biết nội tiết tố tăng trưởng là một chất do tuyến yên ở não tiết ra có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu nội tiết tố tăng trưởng sẽ dẫn đến tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em. Nguyên nhân của thiếu nội tiết tố tăng trưởng có thể bẩm sinh do bất thường trong sự hình thành tuyến yên từ trong bào thai. Những tổn thương mắc phải xung quanh vùng tuyến yên như chấn thương viêm nhiễm hay khối u có thể dẫn đến thiếu nội tiết tố tăng trưởng. Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân gọi là thiếu nội tiết tố tăng trưởng vô căn.

Theo bác sĩ Quỳnh, trẻ bị thiếu nội tiết tố tăng trưởng có thể có chiều cao bình thường lúc sinh nhưng tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ giảm dần theo thời gian. Sự chênh lệch chiều cao so với các bạn cùng lứa ngày càng nhiều. Trẻ thường không tăng quá 4cm trong một năm khi đạt từ 2 tuổi trở lên. Giảm tốc độ tăng trưởng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào tùy thuộc vào nguyên nhân của thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao (Ảnh: Internet)

Thiếu nội tiết tố tăng trưởng là một nguyên nhân gây ra tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao (Ảnh: Internet)

Trẻ thiếu nội tiết tố tăng trưởng có thể có cân nặng bình thường trong khi chiều cao bị giảm tạo vẻ bề ngoài hơi 'bụ bẫm'. Nếu theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng chiều cao, trẻ có đường biểu diễn nằm ngang hoặc đi xuống. Đây là những dấu hiệu cảnh báo, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đế khám bệnh để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Sau khi loại trừ các nguyên nhân khác của chậm tăng trưởng như suy dinh dưỡng bệnh mạn tính dùng thuốc kéo dài.... các bác sĩ sẽ cho bé chụp tuổi xương và một số xét nghiệm máu để chẩn đoán thiếu nội tiết tố tăng trưởng.

Trẻ được chẩn đoán thiếu nội tiết tố tăng trưởng sẽ được chỉ định điều trị bằng cách tiêm nội tiết tố tăng trưởng. Mục tiêu chính là cung cấp lượng nội tiết tố tăng trưởng đều đặn để trẻ có chiều cao trưởng thành càng gần mức bình thường càng tốt. Nội tiết tố tăng trưởng được sử dụng thành công từ năm 1985 trong điều trị thiếu nội tiết tố tăng trưởng. Thường trẻ cần phải điều trị cho đến khi dậy thì.

'Nếu tuân thủ đúng, liệu pháp nội tiết tố tăng trưởng thường có lợi để trẻ phát triển thành người trưởng thành bình thường. Sự tăng chiều cao được ghi nhận khoảng 3 - 6 tháng sau điều trị nội tiết tố tăng trưởng. Hầu hết trẻ em được điều trị tăng trưởng gấp 2 - 4 lần tốc độ tăng trưởng trước đó trong năm điều trị đầu tiên. Trẻ có thể cao 10 - 12cm trong năm đầu tiên sau điều trị', bác sĩ Quỳnh chia sẻ.

Tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng vẫn nhanh hơn nếu không điều trị. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các dụng cụ tiêm ngày càng được cải tiến, trẻ có thể được tiêm nội tiết tố tăng trưởng mỗi ngày nhưng không bị đau và không sợ kim tiêm. Điều trị nội tiết tố tăng trưởng có tác động trên tích cực trên tâm lý trẻ. Trẻ có chiều cao gần bằng bạn bè, có vẻ trưởng thành hơn và có thể đạt được chiều cao trưởng thành trong giới hạn bình thường (so với gia đình trẻ) là những ảnh hưởng có lợi của việc điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật