Bỏng: Cha mẹ đã có những phương pháp gì để bảo vệ trẻ?

Bị bỏng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tâm lý của trẻ.

Nguy hại tiềm ẩn gây bỏng từ môi trường xung quanh

Vừa qua, tại TP HCM đã xảy ra một vụ bỏng khiến một bé gái 5 tuổi bị bỏng tới 75% độ 2.3, bỏng đường hô hấp bị nhiễm trùng tình trạng rất nguy kịch. Tai nạn xảy ra trong lúc mẹ dọn quán cháo bán cho khách buổi sáng, bé chạy theo chơi và không may bị than trong lò văng vào người.

Đây chỉ là một trong số những trường hợp bị bỏng diễn ra mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em Theo thống kê hàng năm trên thế giới, tai nạn do bỏng chiếm vị trí hàng đầu trong số những tai nạn xảy ra ở các trẻ em tại nhà, cũng là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong cho trẻ em mỗi năm. Thực tế là môi trường xung quanh luôn tiềm ẩn các tác nhân gây bỏng cho trẻ:

- Bỏng do nhiệt: Là tác nhân gây bỏng phổ biến nhất, chiếm tới gần 90% các ca bỏng ở trẻ em. Loại bỏng này bao gồm bỏng do nhiệt khô và bỏng do nhiệt ướt. Các nguồn nhiệt ướt gây bỏng ở trẻ bao gồm: Nước nóng, dầu mỡ nóng, những thức ăn vừa mới nấu xong…

Bỏng do nhiệt khô bao gồm các tác nhân như: bỏng do lửa (lửa xăng, lửa bếp than, cháy nhà...); bỏng bô xe máy vật liệu dẫn điện như nồi niêu, bàn là...

- Bỏng do dòng điện: đây là loại bỏng gây nguy hiểm nhất. Có hai nguồn bỏng điện chính là do tia lửa hồ quang điện và bỏng do luồng điện dẫn truyền vào cơ thể người. Trẻ em thường hay nghịch ổ điện, các vật dụng chạy bằng điện đang vận hành, vấp phải dây điện đã bị chuột gặm đứt... đều là những nguyên nhân phổ biến gây bỏng điện ở trẻ.

- Bỏng do hóa chất: Thường chủ yếu bỏng do a-xít và bỏng do nhóm bazơ. Trường hợp phổ biến nhất là người lớn để a-xít ra bên ngoài chưa kịp dùng, trẻ em để cầm, nghịch đổ ra hoặc uống gây bỏng. Hoặc trẻ em là nạn nhân từ những vụ tạt a-xít do người lớn gây ra.

- Bỏng do bức xạ: Đây là tác nhân gây bỏng hiếm khi gặp hiện nay, chủ yếu bỏng do từ X-quang hoặc xạ trị để điều trị ung thư

Chỉ cần không trông nom cẩn thận, bé có thể bị bỏng

Chỉ cần không trông nom cẩn thận, bé có thể bị bỏng

Cách phòng ngừa những tác nhân gây bỏng cho trẻ

- Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khu vực bếp, nơi chứa đựng nhiều mối nguy hại tiềm ẩn do bỏng gây ra. Nên làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn. Để các vật dụng nóng sôi, các chất sinh lửa, đồ điện, chất dễ gây cháy... xa tầm với của trẻ nhỏ.

- Hướng dẫn trẻ không đùa nghịch hay tiếp xúc các vật dễ gây bỏng như diêm, xăng dầu, bật lửa, hố vôi, than củi, bô xe máy, phích nước…Cha mẹ không cho trẻ nghịch các dụng cụ, thiết bị điện hoặc thao tác cắm điện, các dụng cụ sửa chữa điện...

- Đối với những trẻ đã có nhận thức và độ hiểu biết nhất định, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ một số thao tác nấu ăn an toàn như quay cán chảo, nồi... vào phía bên trong; bê đồ nóng cần sử dụng tấm lót tay; tránh để quần áo gần ngọn lửa...

- Cha mẹ cần lắp các thiết bị điện đúng quy tắc, sử dụng các ổ cắm điện có nắp đậy, nên lắp các ổ điện xa tầm với của trẻ... để đảm bảo an toàn. Đồng thời dạy trẻ không được chơi gần dây dẫn điện, không cho trẻ leo trèo cột điện. Gia đình cần thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, đồ dùng bằng điện để tránh bị hở mạch, rò rỉ điện.

- Cha mẹ lưu ý là khi dựng xe máy, cần quay ống bô xả của xe đang còn nóng vào sát tường. Thường xuyên kiểm tra bình nóng lạnh, tránh để vòi nước ở mức quá nóng. Điều quan trọng là cha mẹ cần luôn luôn để mắt tới trẻ em khi ở trong nhà đặc biệt, nếu ở bên ngoài, luôn để trẻ bên mình. 

Cách xử lý nhanh chóng khi trẻ bị bỏng

- Việc đầu tiên và cần thiết nhất cha mẹ nên là đó làm nguội vết thương bằng nước mát sạch để giảm nhiệt, giảm phù nề giảm đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước đá lạnh, kem đánh răng hay lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng có thể gây tổn thương cho da.

- Cắt bỏ phần quần áo che phủ vết bỏng rồi dội thêm nước mát vào vết thương. Bạn không nên cởi bỏ quần áo để tránh gây lôt da vết bỏng. Đồng thời trấn an và cho bé dùng thuốc giảm đau nếu cần.

- Tùy thuộc vào từng vết bỏng mà có cách xử lý khác nhau. Nếu ở loại nhẹ thì rửa lại vết thương bằng dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý Nếu bị nặng thì đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật