BSCKII Vũ Thị Lừu cho biết: Trẻ mắc vàng da dễ bị Thalaseemia
Vàng da có thể là hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là tiềm ẩn một trong những căn bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể trẻ, có thể dẫn đến tử vong
TS. Vũ Thị Lừu-Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa-Bệnh viện E, cho biết:
'Vàng da bình thường hay còn gọi là vàng da sinh lý là tình trạng trẻ xuất hiện vàng da sau sinh rồi sẽ chóng hết. Ở trẻ vàng da sinh lý, trẻ vàng da do sữa mẹ trẻ vẫn bú, ngủ và lên cân bình thường, không sốt… Cần phơi nắng trẻ mỗi sáng sớm từ 10 – 15 phút, màu da vàng sẽ hết dần và da bé trở lại hồng hào tối đa sau 10 ngày với trẻ đủ tháng và sau 3 tuần với trẻ thiếu tháng. Nguyên nhân do:
- gan kém trưởng thành
- Tăng họat động của chu kỳ ruột- gan
- Do thiếu vi khuẩn thường trú ở ruột -> bilirubine TT không chuyển thành urobilinogene được, bị chuyển thành bilirubine GT dưới tác dụng của men beta glucuronidase, để rồi được tái hấp thu qua chu trình ruột- gan.
- Tăng số lượng hồng cầu: hiện tượng truyền máu từ nhau qua nhất là trường hợp kẹp rốn trễ. Do vỡ hồng cầu bởi sự tác động của các ô xy hóa
- Sự giảm tuổi thọ của hồng cầu (HbF) chỉ còn 70 ngày, trong khuynh hướng thay thế dần hồng cầu có HbF bằng hống cầu có HbA.
- Sự thiếu cung cấp năng lượng (đói) cũng làm họat hóa men ô xy hóa heme.
- Sự gia tăng bilirubine từ các hemoproteine khác.
Vàng da bệnh lý là do một số bệnh lý nào đó gây nên. Ở góc độ chuyên môn, chia ra vàng da do tăng bilirubine gián tiếp và vàng da do tăng bilirubine trực tiếp, hoặc do tăng cả hai. Vàng da bệnh lý khi có một hoặc các biểu hiện sau:
- Vàng da xuất hiện sớm trong 24 giờ tuổi
- Tốc độ vàng da tăng nhanh
- Có dấu hiệu bỏ bú hay bú kém, hay gồng người
- Có dấu hiệu thiếu máu hoặc có gan to lách to
- Vàng da kéo dài ≥ 15 ngày ở trẻ đủ tháng
- Phân bạc màu
Nguyên nhân có thể do:
- Bất đồng nhóm máu
- Bệnh huyết tán do di truyền như bất thường hình dạng HC, thiếu men hồng cầu (G6PD, PK…).
Nhiễm trùng huyết +++. Tai biến truyền máu
-Vàng da do sữa mẹ: do tăng lipoproteine lipase (nhạy với nhiệt) -> Tăng axít béo tự do -> ức chế sự kết hợp của bilirubine tại gan.
Nguyên nhân hiếm gặp: Bệnh Crigler Najjar (tuýp1, tuýp 2, do thiếu men glucuronyl transferase) chẩn đóan = sinh thiết gan Tắc nghẽn đường tiêu hóa Hẹp môn vị phì đại.
Trường hợp bé bị vàng da kéo dài trên 2 tháng, người nhà có tiền sử bị thalaseemia thì có thể bé sinh ra bị vàng da kéo dài nguyên nhân do bệnh huyết tán di truyền. Cần đem trẻ đi xét nghiệm máu và kiểm tra vì hiện tượng sàng lọc trước sinh đôi khi cũng không phát hiện được.'
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:03 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:04 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:09 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:02 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:09 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023