Dấu hiệu sa sút trí tuệ ở trẻ em, người trẻ tuổi nên lưu ý

Chúng ta thường nghĩ sa sút trí tuệ là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ đều có thể bị sa sút trí tuệ như là kết quả của nhiều bệnh hiếm gặp.

Sa sút trí tuệ được coi là mất khả năng tinh thần như suy nghĩ, ghi nhớ và lý luận. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng phát triển dần dần, thường trong vài năm. Những dấu hiệu sớm, thường là những vấn đề về trí nhớ, thường rất tinh vi và không rõ ràng ngay lập tức.

Có vấn đề về trí nhớ

Thông thường trí nhớ gần bị ảnh hưởng đầu tiên, với trí nhớ về sự kiện xa hơn chỉ bị ảnh hưởng khi sa sút trí tuệ trầm trọng hơn. Ở trẻ em điều này thường thấy khi trẻ tiếp thu kém trong học tập và không có khả năng nhớ những điều chúng được dạy. Nếu đồ chơi của trẻ cất trong tủ, trẻ có thể không nhớ đã cất ở đâu.

Sa sút trong học tập là điều dễ thấy ở trẻ sa sút trí tuệ

Sa sút trong học tập là điều dễ thấy ở trẻ sa sút trí tuệ 

Trẻ lớn hơn có thể đánh mất đồ đạc, hoặc khi ở trường thì quên phòng học cho môn học tiếp theo. Nếu sa sút trí tuệ nặng hơn, nó có thể ảnh hưởng đến trí nhớ về các sự kiện gần đây đến nỗi trẻ chỉ sống trong quá khứ. Trẻ có thể quên tên những người mà chúng biết rõ, hay quên nơi chúng đang sinh sống.

Có vấn đề với lời nói và ngôn ngữ

Trẻ có thể quên những từ đơn giản hoặc dùng từ sai mà không biết. Trẻ sẽ lặp lại những gì bạn nói (nhại lời) và lời nói của trẻ có thể chậm chạp hoặc nói lắp và khó hiểu. Những câu nói của trẻ trở nên đơn giản, lặp đi lặp lại hoặc không liên quan.

Bối rối

Trẻ có thể trở nên bối rối trong môi trường mới hoặc với những người mới. Trẻ có thể bị bối rối về người hoặc nơi chúng đang có mặt. Chúng không thể kiểm soát được thời gian và không chắc đang là ngày nào, hoặc thậm chí không rõ đang là buổi sáng hay buổi chiều. Chúng có thể không nhớ rằng chúng vừa ăn xong.

Trẻ trở nên bối rối với những con người mới mà trẻ gặp

Trẻ trở nên bối rối với những con người mới mà trẻ gặp

Những thay đổi về tâm trạng hoặc hành vi

Người bị sa sút trí tuệ có thể trở nên cáu kỉnh hoặc hung hăng. Họ có thể cười một cách vô duyên tại thời điểm đang có chuyện buồn Khi bệnh sa sút trí tuệ trở nên tồi tệ hơn, họ có thể mất kiềm chế và bắt đầu nói hoặc làm những việc không phù hợp hoặc thích chống đối.

Trong một số trường hợp, có thể bao gồm các hành vi tình dục không phù hợp và không kiềm chế, thậm chí gây rủi ro cho họ. Họ có thể không còn quan tâm đến thế giới bên ngoài hoặc không chú ý tới chăm sóc cá nhân, và quên tắm rửa hoặc thay quần áo.

Khó thực hiện những nhiệm vụ đơn giản

Người bệnh có thể khó làm được những công việc hàng ngày như mặc quần áo. Họ có thể bắt đầu một nhiệm vụ và sau đó lơ đãng đi, rồi quên hẳn những gì đang làm.

Trẻ sa sút trí tuệ thường có xu hướng không tự làm những việc đơn giản nhất

Trẻ sa sút trí tuệ thường có xu hướng không tự làm những việc đơn giản nhất

Gặp khó khăn trong việc tiếp thu thông tin, ý tưởng hay kỹ năng mới

Sẽ là sai lầm khi nói rằng họ không thể học hỏi những điều mới. Sự thật là họ có thể nhưng sẽ gặp khó khăn và cần lặp đi lặp lại thường xuyên.

Một số loại sa sút trí tuệ có thể gây ra các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: Hoang tưởng, hành vi ám ảnh hoặc lặp đi lặp lại, tin rằng bản thân đã làm hay đã trải qua những điều không bao giờ xảy ra (bịa đặt), rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ ngày thức đêm trầm cảm thể chất suy giảm bao gồm chán ăn sút cân và đại tiểu không tự chủ (do mất kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột) tăng.

Nếu sa sút trí tuệ trở nên trầm trọng, nó có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm: khó nuốt tự di chuyển khó khăn, mất hoàn toàn trí nhớ ngắn hạn và dài hạn

Đôi khi, người bị sa sút trí tuệ không ý thức được rằng họ đang có những triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng có ảnh hưởng đến hành vi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật