Khi tiến hành tiêm phòng lao cho trẻ nhỏ có gì đặc biệt?

Hiện Việt Nam dùng vắc xin tiêm phòng lao BCG sống đông khô. Trẻ sơ sinh được tiêm một mũi vắc xin BCG càng sớm càng tốt. Sau khi tiêm BCG, trẻ sẽ có phản ứng, tại nơi tiêm có thể loét to kéo dài hoặc thành một áp-xe. Theo dõi trẻ khoảng 3-4 tuần sau khi tiêm sẽ thấy có một nốt sưng nhỏ, 10-15 ngày sau sẽ rò dịch vài tuần rồi kín miệng, làm vảy. Khi vảy rụng sẽ để lại một sẹo nhỏ tồn tại trong nhiều năm.

Theo thống kê của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng, có khoảng 10-20% trường hợp nốt loét có thể to hơn (đường kính 5-8 mm), làm mủ và kéo dài 3-4 tháng. Ở một số cháu, nốt loét có thể kéo dài trên 4 tháng mới đóng vảy và liền sẹo. Trong những trường hợp này, có thể dùng dung dịch INH 1% (Rimifon 1%) hoặc bột INH rắc tại chỗ. Cần giữ sạch vết loét để tránh bội nhiễm sẽ làm cho việc điều trị trở nên phức tạp.

Trẻ sơ sinh được tiêm một mũi vắc xin BCG càng sớm càng tốt

Trẻ sơ sinh được tiêm một mũi vắc xin BCG càng sớm càng tốt

Vì vậy khi cho trẻ ra trạm y tế xã để tiêm phòng lao các bà mẹ quá đừng lo lắng nếu sau khi tiêm phòng một thời gian vết tiêm của bé loét to kéo dài tạo thành một áp-xe. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, chỉ cần giữ vệ sinh để vết loét không bội nhiễm.

Biến chứng hay gặp sau khi tiêm vắc xin BCG là nổi hạch (hay còn gọi là viêm hạch lympho - viêm hạch mủ), tỷ lệ dưới 1%. Ở những trường hợp này, một cục hạch sẽ nổi lên ở nách trái trong một hay vài tháng (thường là trong 6 tháng sau khi tiêm), vì thường tiêm ở vai trái hoặc ở hố trên đòn. Hạch này mềm, di động, sưng chậm, sau đó vỡ, có thể rò kéo dài trong vài tháng rồi lành tự nhiên. Bởi vậy, các bà mẹ cần phải phân biệt đây không phải là lao hạch Đối với hạch mủ, điều trị bằng cách chích, rồi rửa sạch, rắc bột INH tại chỗ.

Có trường hợp bị nhiễm bệnh do trực khuẩn dùng để sản xuất vắc xin BCG hoặc viêm xương (rất hiếm gặp, ở Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào).

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê lao màng não Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch các bà mẹ vẫn không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Khi đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế, không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra đờmvi khuẩn lao đồng thời tránh các bệnh nhiễm khuẩn khác làm suy sụp miễn dịch lao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật