Mẹ đừng để con bị hỏng mắt chỉ vì những thói quen này!

Trẻ em sử dụng điện thoại thông minh, máy tính nhiều có thể sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh khô mắt, thậm chí mù mắt.

Đây là nghiên cứu của các chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Chung Ang, Hàn Quốc. Theo các nhà khoa học tại Đại học Chung Ang, nếu kéo dài tình trạng này trẻ em có thể bị viêm nhãn cầu và ảnh hưởng đến thị lực.

Để đi đến khuyến cáo trên, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra Mắt đối với 916 trẻ em (630 trẻ ở khu vực thành thị và 286 trẻ ở khu vực nông thôn) với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh lần lượt là 61,3% và 51%.

Tiếp theo, họ khảo sát thời gian sử dụng các thiết bị có màn hình, thời gian dành cho hoạt động ngoài trời, thời gian dành cho học tậpchỉ số giúp đánh giá tình trạng khô mắt. Kết quả cho thấy, 8,3% trẻ trong nhóm khu vực thành thị đã phát triển chứng khô mắt trong khi tỷ lệ này ở nhóm trẻ khu vực nông thôn là 2,8%.

Trẻ

Trẻ "nghiện" máy tính, điện thoại thông minh dễ mắc bệnh khô mắt (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy, các chuyên gia kiến nghị, trẻ em nên hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử và tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời.

Chị Nguyễn Thanh Hà (Ngã Tư Sở, Hà Nội) chia sẻ, con trai chị từ nhỏ đã “nghiện” Ipad và đến giờ đã học lớp 8 rồi nhưng hễ thời gian rảnh là cậu lại “ôm” máy tính bảng, máy tính để chơi điện tử.

“Gần đây, thấy con kêu mỏi mắt, nhức mắt và nhìn kém hơn, tôi có đưa con đến viện mắt khám, các bác sĩ cháu bị khô mắt. Mình vẫn luôn nghĩ trẻ chơi máy tính nhiều sẽ bị giảm thị lực những mình không thể nghĩ con lại bị khô mắt - căn bệnh mà chỉ người lớn hay mắc phải”, chị Hà cho hay.

Theo TS.Hoàng Thị Minh Châu, khoa Kết Giác mạc- Bệnh viện Mắt trung ương bệnh khô mắt hiện là bệnh về mắt phổ biến trên thế giới. Căn bệnh này gây nên triệu chứng khô mắt, mắt mệt mỏi đỏ, rát và người bệnh cảm giác đôi mắt nặng trĩu hơn bình thường.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khô mắt là hậu quả do sự mất cân bằng giữa khả năng tiết nước mắt và việc thoát nước mắt. Khả năng tiết nước mắt sẽ giảm dần theo tuổi tác, hoặc do ảnh hưởng của các bệnh tại mắt...

Các yếu tố liên quan đến khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng là tác nhân làm giảm lượng nước mắt vì bốc hơi nước nhanh. Đặc biệt, một nguyên nhân gây khô mắt phổ biến hiện nay, đó là do mắt phải làm việc căng thẳng thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại liên tục. Điều này xảy ra phổ biến ở nhân viên văn phòng cũng như trẻ nhỏ.

"Cửa sổ tâm hồn" của trẻ dễ bị tổn thương vì ánh sáng của thiết bị máy tính, điện thoại thông minh (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo chất lượng nước mắt không tốt là một trong những nguyên nhân gây khô mắt. Màng phim nước mắt có 3 lớp, đó là: lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp có một chức năng riêng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu.

Lớp mỡ có chức năng giúp hạn chế sự bốc hơi nước của lớp nước, còn lớp nhầy thì có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc của mắt chúng ta. Nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc không được dàn phẳng trên giác mạc sẽ gây ra bệnh khô mắt.



Để cải thiện tình trạng khô mắt, bác sĩ Châu khuyên rằng:

1. Hãy chớp mắt thường xuyên. Khi đọc sách, dùng điện thoại hay máy tính, chúng ta thường có thói quen nhìn tập trung và chăm chú nên sẽ không chớp mắt trong thời gian dài. Điều này sẽ dẫn đến mắt bị khô. Mỗi lần chớp mắt, nước mắt sẽ được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu. Nước mắt sẽ bôi trơn bề mặt nhãn cầu, làm sạch mắt…

2. Mắt nên được nghỉ ngơi sau mỗi 30 phút làm việc. Khi làm những công việc yêu cầu tập trung thị giác cao độ như đọc sách, làm việc trên máy vi tính, bạn hãy nghỉ giải lao khoảng 5-10 phút mỗi giờ và nhắm mắt lại vài giây để mắt được nghỉ ngơi.

3. Cách đơn giản để tránh bệnh khô mắt khác mà bạn có thể thực hiện đó là vệ sinh bờ mi, chườm nóng mi đúng cách.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật