Mẹo xử trí đúng cách khi bị sặc sữa nhất định phải biết
Nhận biết trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho mạnh, sặc sụa, tím tái, khóc thét. Phụ huynh có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng của trẻ, trẻ bị hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng, lúc này phụ huynh nên nghĩ ngay đến tai nạn trẻ bị sặc sữa. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị ngưng tim ngưng thở và có thể tử vong nếu không được xử trí sơ cấp cứu kịp thời.
Sặc sữa là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở
Sơ cứu đúng cách trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện bị sặc sữa như ho, sặc sụa, tím tái… ngay lập tức cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần xử trí sơ cứu đúng cách theo các bước sau đây:
- Vỗ lưng, ấn ngực: Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải (tay thuận), dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống xuất sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Nếu trẻ vẫn khó thở tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 - 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.
- Thông đường thở: Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp
- Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở: Có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.
Để phòng ngừa sặc sữa, cha mẹ hoặc người nuôi trẻ cần cho trẻ bú đúng tư thế (bú mẹ cũng như bú bình) và luôn đồng hành với trẻ cho đến khi trẻ kết thúc cữ bú. Đặc biệt, sau khi trẻ bú no không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà người mẹ nên bế trẻ lên, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) để trẻ có thể “ợ hơi” sẽ tránh tình trạng trẻ nôn, trớ sữa có thể gây hít sặc vào phổi.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:03 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:05 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:02 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:04 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:02 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:00 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:07 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:08 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023